Những chính sách mới về lương của giáo viên 2024

Thay đổi về xếp lương giáo viên từ 30/5/2023 - Mới đây Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số quy định về xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập. 

Theo Bộ giáo dục, trước đây khi các Thông tư 01, 02, 03 ban hành năm 2021 được địa phương triển khai thực hiện đã nảy sinh nhiều vướng mắc về xếp lương giáo viên. Do đó việc ban hành Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT được coi là rất thiết thực đối với giáo viên mầm non và phổ thông.

Quy định mới về về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, xếp lương giáo viên

Những nhà giáo nào được hưởng lợi nhiều nhất khi Thông tư 08 có hiệu lực?

Có thể nói, Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT đã khắc phục nhiều hạn chế, đã tháo gỡ khá nhiều vướng mắc của chùm Thông tư 01-04 trước đó, trong việc bổ nhiệm hạng và chuyển xếp lương giáo viên.

Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng được hưởng lợi từ Thông tư 08/2023 sửa đổi chùm Thông tư 01-04. Những thầy cô giáo có thâm niên công tác cao, gần đến tuổi về hưu hiện đang là giáo viên hạng II cũ thì gần như việc chuyển xếp lương sang giáo viên hạng II mới cũng không ảnh hưởng nhiều.

Giáo viên có thâm niên khoảng 25 năm trở lên không được hưởng lợi nhiều từ việc chuyển xếp lương lần này

Một giáo viên hạng II có thâm niên công tác khoảng 25 năm trở lên thường đang nhận hệ số lương khoảng 4.65. Những giáo viên này, khi được bổ nhiệm sang hạng giáo viên hạng II mới, hệ số lương sẽ là 4.68 (gần như không thay đổi).

Nếu, công tác thêm 10 năm để về hưu thì hệ số lương khi ấy khoảng 5.36 (so với hệ số lương cũ 4.98 với 10% hệ số thâm niên vượt khung) cũng không chênh lệch là bao.

Với những nhà giáo đã có hơn 30 năm công tác (cận kề năm về hưu) đang hưởng hệ số 4.98 sẽ được chuyển xếp sang hệ số 5.02 cũng gần như không có thay đổi mức lương sẽ nhận.

Lớp giáo viên trẻ được cải thiện khá nhiều về mức lương

Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT quy định: Giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở hạng III, IV cũ nếu đảm bảo trình độ thì sẽ được bổ nhiệm hạng III mới. Hệ số lương của giáo viên hạng III từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

Điều này, đã mang đến niềm vui cho không ít thầy cô giáo đã tự học nâng cao trình độ trước đó và có bằng đại học nhưng bao năm qua vẫn mòn mỏi chờ đợi được xếp lương nhưng vẫn chưa có cơ hội.

Thông tư 08/2023 đã quy định việc bổ nhiệm hạng chức danh rất rõ ràng mà không cần giáo viên phải nộp minh chứng như trước đây.

Đó là việc, giáo viên tiểu học, trung học cơ sở ở hạng II cũ đã có đủ thời gian 09 năm giữ hạng hoặc tương đương sẽ được bổ nhiệm hạng II mới có hệ số lương là 4,0- 6,38.

Những thầy cô giáo ra trường công tác được 9 năm (đã có bằng đại học) và đang ở hạng II cũ, hệ số lương cao nhất là 3.33.

Khi được chuyển xếp hạng sang giáo viên hạng II mới lương sẽ được xếp ở hệ số 4.0 (tăng ít nhất hơn 2 bậc). Thường thì những giáo viên đang nhận lương hệ số 4.0 trước đây đều đã có thâm niên công tác khoảng 20 năm.

Theo quy định mới lần này, thầy cô giáo chỉ cần có khoảng thời gian công tác khoảng 10 năm (trừ 1 năm tập sự) đã có thể chạm tay vào mức lương này.

Tiếp đến là các thầy cô giáo đang ở hệ số lương 3,67 cũng sẽ được xếp ở hệ số 4.0 (tăng hơn 1 bậc) so với bình thường.

Giáo viên sẽ được nhận hệ số lương cao hơn trước

Nếu theo cách tính trước đây, hệ số lương của giáo viên hạng II có 8 bậc. Mỗi bậc cách nhau hệ số là 0.33. Trung bình một giáo viên có thâm niên công tác gần 30 năm đã ở hệ số lương cuối cùng là 4.98.

Như vậy, 3 năm đầu tiên các thầy cô giáo được hưởng 5% hệ số thâm niên vượt khung. Và những năm tiếp theo, mỗi năm cũng chỉ được tăng 1% cho đến tuổi về hưu. Đã có những thầy cô giáo, khi về hưu nhận được hơn 10% hệ số thâm niên vượt khung.

Nếu so với hệ số lương của giáo viên hạng II mới hiện nay thì hệ số lương cũ vô cùng thiệt thòi. Ở hệ số lương giáo viên hạng II mới, cũng là 8 bậc lương nhưng mỗi bậc cách nhau 0.34 và có mức lương khởi điểm cao hơn nhiều hệ số lương khởi điểm cũ (trước là 2.34, nay là 4.0, mức chênh lệch giữa 2 hệ số lương khởi điểm của giáo viên hạng II là 1.66).

Vì thế, khi giáo viên về hưu sẽ có hệ số lương cao nhất là 6.38 (nếu là giáo viên hạng I sẽ có hệ số lương là 6.78) so với hệ số lương cũ trước đây là khá cao.

Điều này, cũng sẽ góp phần không nhỏ cải thiện đời sống cho nhiều nhà giáo, cũng là chất xúc tác, giúp giữ chân các thầy cô giáo trẻ ở lại với nghề.

Bảng lương Giáo viên Mầm non 2023

Mới đây ngày 11/11/2022, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Theo đó, từ ngày 1/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Như vậy từ 1/7/2023 bảng lương mới của giáo viên cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể như sau:

Bảng lương Giáo viên Mầm non 2023

Bảng lương Giáo viên Tiểu học 2023

Bảng lương Giáo viên Tiểu học 2023

Bảng lương Giáo viên Trung học sơ sở 2023

Bảng lương Giáo viên Trung học sơ sở 2023

Bảng lương Giáo viên Trung học phổ thông 2023

Bảng lương Giáo viên Trung học phổ thông 2023

Quy định thưởng Tết giáo viên 2023

- Giáo viên hợp đồng: Căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc mà trường học (người sử dụng lao động) sẽ quyết định có thưởng hay không, mức thưởng thế nào. Đồng nghĩa, trường học không bắt buộc phải thưởng Tết cho giáo viên hợp đồng.

- Giáo viên là viên chức: Do chưa thực hiện cải cách tiền lương nên quỹ tiền thưởng của đối tượng này cũng chưa được tính bằng 10% tổng quỹ tiền lương của năm mà vẫn dựa vào kinh phí tiết kiệm của trường học nên có thể sẽ không có thưởng Tết.

- Giáo viên có lương tháng 13 không?

Hiện nay, các quy định của pháp luật chưa quy định cụ thể về lương tháng 13. Do đó, việc giáo viên có được chi trả lương tháng 13 hay không hoàn toàn dựa vào sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng lao động (giáo viên hợp đồng) hoặc hợp đồng làm việc (giáo viên là viên chức).

Đồng nghĩa, giáo viên nói chung có thể có hoặc không có lương tháng 13.

Giáo viên trực Tết được nhận thêm tiền?

Theo Điều 13 Luật Viên chức hiện hành, giáo viên nghỉ Tết sẽ được hưởng nguyên lương. Đây là quyền lợi của giáo viên và không có quy định nào bắt buộc giáo viên phải trực Tết trong những ngày nghỉ Tết 2023.

Do đó, giáo viên có quyền từ chối trực Tết nếu không muốn. Trong trường hợp giáo viên đó đồng ý trực Tết thì sẽ được hưởng tiền làm thêm giờ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Viên chức:

Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập

Căn cứ quy định về lao động tại Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, khi giáo viên trực Tết sẽ được trả tiền làm thêm như sau:

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết.

Căn cứ quy định trên, nếu giáo viên làm thêm vào ngày Tết Nguyên đán 2022 thì sẽ được tính tiền làm thêm như sau:

- Trực ban ngày: 300% x tiền lương ngày làm việc bình thường

- Trực ban đêm: 390% x tiền lương ngày làm việc bình thường

Trên đây là một số quy định về thưởng Tết giáo viên 2023./.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 3.147
0 Bình luận
Sắp xếp theo