Nhận tội thay người khác có phạm tội không?

Hướng xử lý với người nhận tội thay người khác

Hướng xử lý với người nhận tội thay người khác như thế nào? Hình phạt xử lý với người nhận tội thay người khác ra sao? Nhận tội thay người khác có phạm vào tội che giấu tội phạm hoặc tội khai báo gian dối hay không? Và liệu có phải xử lý hình sự? Nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

Nhiều bạn thắc mắc về vấn đề nhận tội thay người khác có phạm tội không? Hôm nay HoaTieu.vn viết bài này cốt để giải đáp thắc mắc, làm rõ những vấn đề liên quan đến việc nhận tội thay người khác.

Trong thực tế, nhận tội thay người khác được đặt trong nhiều tình huống khác nhau, người nhận tội thay người khác có thể là vì lý do tình cảm, hay vấn đề đạo đức, ví dụ, thấy con đã thành niên phạm tội giết người, nhưng mà vì tình mẫu tử, vì thương con nên người mẹ đã nhận tội thay cho con hoặc vì người thân của mình, nên buộc phải nhận tội,… hoặc vì nhiều lý do khác.

Hướng xử lý với người nhận tội thay người khác

Nhận tội thay người khác có thể phạm 1 trong 2 tội: tội che giấu tội phạm hoặc tội khai báo gian dối. Xét về chủ thể phạm tội thì hoàn toàn khác nhau.

Đối với tội che giấu tội phạm, người phạm tội có thể là bất kỳ ai đáp ứng đủ yếu tố cấu thành phạm tội, tuy nhiên, vẫn có trường hợp loại trừ, đó là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội theo Khoản 2 Điều 18 Bộ luật hình sự 2015. (trong trường hợp loại trừ vẫn có ngoại lệ)

(Ví dụ, người mẹ nhận tội thay con về tội giết người vẫn có thể phạm tội che giấu tội phạm, bởi trường hợp loại trừ không áp dụng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng)

Đối với tội khai báo gian dối chỉ áp dụng đối với người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa…

(Như vậy tội này không áp dụng đối với cả 2 ví dụ nêu trên)

Đồng thời, Bộ luật hình sự cũng quy định tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, và chủ thể phạm tội này là người mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự.

Vì vậy, để xác định nhận tội thay người khác có phạm tội hay không cần xác định các yếu tố sau:

1. Chủ thể thực hiện nhận tội thay

2. Mối quan hệ giữa chủ thể nhận tội thay và chủ thể được nhận tội thay

3. Tội được nhận thay thuộc tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng?

Đánh giá bài viết
1 630
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo