Nghị quyết 98/2015/QH13 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016

Nghị quyết 98/2015/QH13 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016

Nghị quyết số 98/2015/QH13 ngày 10/11/2015 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016. Theo đó, Quốc hội xem xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, quyết định kế hoạch phát triển KT-XH năm 2015 và 5 năm 2016-2020, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, kế hoạch tài chính 5 năm 2016-2020.

Nghị quyết 99/2015/QH13 về Dự toán ngân sách nhà nước năm 2016

Thông tư 185/2015/TT-BTC hướng dẫn đăng ký, cấp, sử dụng mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách

Thông tư 39/2016/TT-BTC về kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước

QUỐC HỘI
-------


Nghị quyết số: 98/2015/QH13

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015

NGHỊ QUYẾT
VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2016

QUỐC HỘI

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Trên cơ sở xem xét các Báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan hữu quan và ý kiến đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

I. VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2015

Năm 2015, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, kinh tế - xã hội nước ta đã có chuyển biến tích cực, cơ bản thực hiện được mục tiêu tổng quát, dự kiến đạt và vượt 13/14 chỉ tiêu kế hoạch. Các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng được đẩy mạnh và đạt một số kết quả bước đầu. Lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh chuyển biến tích cực. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu có sự chuyển biến. An ninh, trật tự, an toàn xã hội cơ bản được bảo đảm; tiềm lực quốc phòng tiếp tục được tăng cường tạo thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc, nhất là các địa bàn chiến lược. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều kết quả quan trọng, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Khu vực kinh tế trong nước, nhất là khu vực nông nghiệp, xuất khẩu nông sản vẫn đứng trước khó khăn, thách thức lớn. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể nhiều, khu vực dịch vụ tăng trưởng thấp hơn giai đoạn trước. Cân đối ngân sách nhà nước còn khó khăn, cơ cấu chưa hợp lý, bội chi còn cao. Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn. Huy động nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước còn hạn chế, nhập siêu tăng trở lại. Đổi mới mô hình tăng trưởng chưa định hình rõ nét, tái cơ cấu trong một số ngành, lĩnh vực chậm, chưa đạt mục tiêu mà Nghị quyết của Quốc hội đề ra. Chất lượng tín dụng chưa cao, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém còn nhiều vướng mắc. Các loại thị trường phát triển còn chậm, vận hành chưa thông suốt. Khả năng hấp thụ của nền kinh tế và tính chủ động, tính sẵn sàng để hội nhập sâu hơn còn nhiều bất cập. Xây dựng nông thôn mới còn nhiều khó khăn, nhất là về nguồn lực. Còn tình trạng một số xã, huyện ứng trước vốn đầu tư xây dựng một số công trình chưa có nguồn thanh toán. Khoảng cách giàu nghèo còn lớn, kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số còn cao. Cung cầu trên thị trường lao động vẫn mất cân đối, giải quyết việc làm cho sinh viên ra trường còn nhiều khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực thấp, kết quả ứng dụng khoa học, công nghệ còn nhiều hạn chế, năng suất lao động chậm được cải thiện. Hiệu quả quản lý và sử dụng tài nguyên chưa cao, ô nhiễm, suy thoái môi trường còn xảy ra ở nhiều nơi. Nguồn lực phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu chưa bảo đảm. Cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí trên một số lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu, kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm. Phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân có mặt còn hạn chế, khắc phục còn chậm. Việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều yếu kém. An ninh, trật tự, an toàn xã hội một số nơi còn diễn biến phức tạp. Nhiều biểu hiện xấu về đạo đức, lối sống gây bức xúc trong nhân dân. Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, bảo đảm an ninh quốc gia, nhất là trên biển, đảo đang đứng trước những thách thức mới.

II. VỀ MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU NĂM 2016

1. Mục tiêu tổng quát

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2015, chú trọng cải thiện chất lượng tăng trưởng, bảo đảm phát triển bền vững. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính và xã hội; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tạo sự chuyển biến rõ nét về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường quốc phòng, an ninh, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,7%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%.

Tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu dưới 5%.

Tốc độ tăng giá tiêu dùng dưới 5%.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31% GDP.

Tỷ suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP giảm 1,5% so với năm 2015.

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1,3-1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%.

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 53%, trong đó: tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo: 21%.

Số giường bệnh trên một vạn dân đạt 24,5 giường.

Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 76%.

Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 85%.

Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41%.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Quốc hội cơ bản tán thành nhiệm vụ, giải pháp do Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình và các cơ quan của Quốc hội kiến nghị trong báo cáo thẩm tra, các báo cáo giám sát chuyên đề, đồng thời yêu cầu tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

1. Điều hành linh hoạt, hiệu quả chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác để đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội thông qua. Điều hành lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng phù hợp, xử lý nợ xấu có hiệu quả. Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn theo Nghị quyết của Quốc hội, nâng cao hiệu quả sử dụng, tăng cường kiểm tra, giám sát việc vay, sử dụng vốn vay và trả nợ, nhất là các khoản vay mới, vay có bảo lãnh của Chính phủ, tiếp tục cơ cấu lại các khoản vay theo hướng tăng tỷ trọng vay trung, dài hạn với lãi suất phù hợp.

Đánh giá bài viết
1 125
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo