Nghị quyết 1170/2016/NQ-UBTVQH13 Quy chế hoạt động đối ngoại của Quốc hội

Nghị quyết 1170/2016/NQ-UBTVQH13 Quy chế hoạt động đối ngoại của Quốc hội

Nghị quyết 1170/2016/NQ-UBTVQH13 Quy chế hoạt động đối ngoại của Quốc hội quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục và điều kiện bảo đảm thực hiện các hoạt động đối ngoại của Quốc hội (Ủy ban thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội,...).

Quyết định chiến lược văn hóa đối ngoại số 210/QĐ-TTg

Nghị định về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại số 72/2015/NĐ-CP

Quyết định ban hành kế hoạch thông tin đối ngoại giai đoạn 2015-2017 số 587/QĐ-TTg

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Nghị quyết số: 1170/2016/NQ-UBTVQH13Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2016

NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA QUỐC HỘI

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13;

Căn cứ Tờ trình của Ban soạn thảo,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1.

Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy chế hoạt động đối ngoại của Quốc hội.

Điều 2.

Ủy ban thường vụ Quốc hội, thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.

Điều 3.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Nghị quyết số 618/NQ-UBTVQH12 ngày 06 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban thường vụ Quốc hội hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực.

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH

Nguyễn Sinh Hùng

QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA QUỐC HỘI

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 1170/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 17 tháng 3 năm 2016 của UBTVQH)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục và điều kiện bảo đảm thực hiện các hoạt động đối ngoại của Quốc hội.

2. Quy chế này áp dụng đối với Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động đối ngoại bao gồm các hoạt động đoàn ra, đoàn vào; nhận, tặng các hình thức khen thưởng có yếu tố nước ngoài; gia nhập hoặc rút khỏi tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực; đăng cai, tổ chức hội nghị, hội thảo liên nghị viện thế giới và khu vực; hợp tác quốc tế; tiếp khách quốc tế; trả lời phỏng vấn của phóng viên nước ngoài và đưa tin về hoạt động đối ngoại.

2. Kế hoạch hoạt động đối ngoại hằng năm là dự kiến các hoạt động đối ngoại đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua.

3. Hoạt động đối ngoại ngoài kế hoạch đã được duyệt là hoạt động phát sinh, không có trong Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Điều chỉnh hoạt động đối ngoại trong kế hoạch đã được duyệt là hoạt động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng do nhu cầu đột xuất có sự thay đổi, bổ sung, điều chỉnh cơ bản về nội dung, chương trình, thời gian, kinh phí và thành phần tham gia.

Điều 3. Những nguyên tắc chung

Việc thực hiện hoạt động đối ngoại của Quốc hội phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

1. Quán triệt và thực hiện đúng đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật tổ chức Quốc hội, Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Bộ Chính trị và các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động đối ngoại;

2. Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và đối ngoại nhân dân trên cơ sở phân công, phân nhiệm rõ ràng;

3. Tuân thủ chương trình hoạt động đối ngoại hằng năm đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và thực hiện nghiêm túc chủ trương thiết thực, tiết kiệm nguồn ngân sách nhà nước và sử dụng hiệu quả các nguồn viện trợ phát triển;

4. Tổ chức, thực hiện theo sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội. Việc triển khai hoạt động cụ thể được dựa trên nguyên tắc đối đẳng, có đi có lại trong quan hệ quốc tế. Đối với những trường hợp ngoại lệ, Ủy ban đối ngoại của Quốc hội trình cấp có thẩm quyền quyết định;

5. Phân công, phân cấp, xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức và cá nhân trong các hoạt động đối ngoại của Quốc hội;

6. Ủy ban đối ngoại của Quốc hội chịu trách nhiệm giúp lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ trì phối hợp, điều hòa trong việc triển khai các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Quốc hội.

Chương II

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VÀ LÃNH ĐẠO QUỐC HỘI

Mục 1. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong hoạt động đối ngoại

1. Báo cáo Quốc hội những vấn đề thuộc chính sách đối ngoại của Nhà nước liên quan đến quan hệ với Quốc hội các nước, với các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực, với các tổ chức quốc tế khác.

2. Trong thời gian Quốc hội không họp, xem xét báo cáo định kỳ của Chính phủ về công tác đối ngoại; cho ý kiến về những vấn đề thuộc chính sách cơ bản về đối ngoại của Nhà nước trước khi trình Quốc hội.

3. Quyết định việc gia nhập hoặc rút khỏi tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực; quyết định đăng cai tổ chức hội nghị liên nghị viện thế giới và khu vực tại Việt Nam.

4. Quyết định việc thành lập, quyết định tổ chức và hoạt động của tổ chức nghị sĩ hữu nghị Việt Nam.

5. Thông qua chương trình hoạt động đối ngoại hằng năm của Ủy ban thường vụ Quốc hội; xem xét, quyết định dự toán ngân sách hoạt động đối ngoại.

6. Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động đối ngoại của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội, các nhóm nghị sĩ hữu nghị, nhóm nữ nghị sĩ, nhóm nghị sĩ trẻ.

7. Xem xét, đánh giá kết quả thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm của Quốc hội; xem xét báo cáo kết quả chuyến thăm, làm việc của đoàn Quốc hội tại nước ngoài và đoàn Quốc hội nước ngoài, tổ chức quốc tế đến thăm, làm việc với Quốc hội Việt Nam; xem xét báo cáo kết quả các hội nghị quốc tế do Quốc hội đăng cai tổ chức; xem xét báo cáo hoạt động đối ngoại định kỳ của các cơ quan của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội và Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước.

Mục 2. CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội trong hoạt động đối ngoại

1. Chỉ đạo việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội; lãnh đạo hoạt động của đoàn Quốc hội Việt Nam tại các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực.

2. Xem xét, quyết định hoạt động đối ngoại của Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, người đứng đầu các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội là Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước và các đối tượng thuộc diện Ủy ban thường vụ Quốc hội quản lý.

3. Xem xét, quyết định chủ trương để cán bộ giữ các chức danh quy định tại khoản 2 Điều này nhận huân chương, huy chương, danh hiệu, giải thưởng do nước ngoài, tổ chức quốc tế tặng, trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Đánh giá bài viết
1 123
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo