Nghị quyết 10-NQ/TW phát triển kinh tế tư nhân của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Nghị quyết 10-NQ/TW - Phát triển kinh tế tư nhân của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Nghị quyết 10/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với mục đích khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, có đủ khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu.

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
-------
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------
Số: 10-NQ/TWHà Nội ngày 3 tháng 6 năm 2017

NGHỊ QUYẾT
HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII

VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRỞ THÀNH MỘT ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I- TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN

1- Trong những năm qua, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX "Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân", kinh tế tư nhân ở nước ta đã không ngừng phát triển, đóng góp ngày càng lớn hơn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

  • Nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân đã có những bước tiến quan trọng, ngày càng tích cực hơn. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách từng bước được hoàn thiện. Quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh của cá nhân và tổ chức được thể chế hóa và được pháp luật bảo vệ. Phương thức quản lý của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân được đổi mới phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh; môi trường đầu tư, kinh doanh từng bước được cải thiện, thông thoáng, thuận lợi hơn. Dân chủ trong đời sống kinh tế - xã hội ngày càng được phát huy.
  • Kinh tế tư nhân đã phát triển trên nhiều phương diện, được tự do kinh doanh và đối xử bình đẳng hơn với các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các yếu tố sản xuất và các loại thị trường; hiệu quả, sức cạnh tranh dần được nâng lên; hoạt động đa dạng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và các vùng, miền; bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
  • Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng 39 - 40% GDP; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.
  • Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đạo đức, văn hóa kinh doanh của doanh nhân dần được nâng lên.
  • Mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng trong khu vực kinh tế tư nhân được các cấp ủy đảng quan tâm đổi mới, hoàn thiện; đảng viên được làm kinh tế tư nhân và chủ doanh nghiệp của tư nhân được thí điểm kết nạp vào Đảng.
  • Hoạt động giám sát, phản biện chính sách, vai trò tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động và người sử dụng lao động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp được quan tâm đổi mới; nâng cao hiệu quả.

2- Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân còn hạn chế, yếu kém.

  • Hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ.
  • Kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Kinh tế tư nhân có quy mô nhỏ, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ kinh doanh; trình độ công nghệ, trình độ quản trị, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thấp; cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý, thiếu liên kết với nhau và với các thành phần kinh tế khác; năng lực hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của các chuỗi giá trị sản xuất khu vực và toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp tư nhân ngừng hoạt động, giải thể và phá sản.
  • Vi phạm pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh trong kinh tế tư nhân còn khá phổ biến. Tình trạng sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; gian lận thương mại... diễn ra nghiêm trọng, phức tạp. Nhiều doanh nghiệp của tư nhân không bảo đảm lợi ích của người lao động, nợ bảo hiểm xã hội, báo cáo tài chính không trung thực, nợ quá hạn ngân hàng, trốn thuế và nợ thuế kéo dài. Xuất hiện những quan hệ không lành mạnh giữa các doanh nghiệp của tư nhân và cơ quan quản lý nhà nước, can thiệp vào quá trình xây dựng, thực thi chính sách để có đặc quyền, đặc lợi, hình thành "lợi ích nhóm", gây hậu quả xấu về kinh tế - xã hội, làm suy giảm lòng tin của nhân dân.
  • Nhiều quy định của pháp luật về kinh tế tư nhân chưa được thực hiện nghiêm. Môi trường đầu tư kinh doanh, khởi nghiệp còn nhiều hạn chế, tiềm ẩn rủi ro cao và thiếu tính minh bạch. Quyền tự do kinh doanh và quyền tài sản, tiếp cận các cơ hội kinh doanh, nguồn lực xã hội chưa thực sự bình đẳng giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác; chi phí trung gian, không chính thức còn nhiều.
  • Thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp; tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà, thiếu trách nhiệm, lạm dụng chức quyền, gây khó khăn cho doanh nghiệp vẫn còn khá phổ biến. Phân công, phân cấp, phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, địa phương còn bất hợp lý, thiếu chặt chẽ. Hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của kinh tế tư nhân còn thấp.

3- Những hạn chế, yếu kém nêu trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, đặc biệt là:

  • Vẫn còn một số vấn đề về phát triển kinh tế tư nhân cần tiếp tục được cụ thể hóa, làm rõ hơn cả về lý luận và thực tiễn. Thể chế về phát triển doanh nghiệp, doanh nhân còn nhiều bất cập. Công tác phổ biến, quán triệt và tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân chưa được thực hiện thường xuyên, đầy đủ, sâu rộng.
  • Hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước còn nhiều hạn chế. Việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân hiệu quả chưa cao, chưa nghiêm. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân, nhất là hạ tầng giao thông và nguồn nhân lực.
  • Vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân còn bất cập; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các hiệp hội ngành nghề chưa thực sự hiệu quả, chậm đổi mới theo yêu cầu thực tiễn; chưa làm tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, người lao động và người sử dụng lao động.
  • Xuất phát điểm phát triển và năng lực nội tại của kinh tế tư nhân còn thấp. Đội ngũ doanh nhân mới hình thành và đang trong quá trình phát triển, hạn chế về năng lực quản trị kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân.

Hiện tại, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối hoặc cấp ủy cơ sở sẽ lên kế hoạch triệu tập Đảng viên tham dự các lớp học tập, quán triệt theo nghị quyết hội nghị Trung ương 6 khóa 12. Sau khi hoàn thành lớp học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) này, học viên đều phải viết Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 6 khóa XII.

Đánh giá bài viết
1 12.440
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo