Nghị định về phối hợp xử lý vi phạm pháp luật về xuất - nhập cảnh số 64/2015/NĐ-CP

Phối hợp xử lý vi phạm pháp luật về xuất - nhập cảnh

Nghị định số 64/2015/NĐ-CP quy định cơ chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, nghị định này được Chính phủ ban hành, xét theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an. Nghị định 64/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2015.

Luật khiếu nại số 02/2011/QH13

Luật Tố cáo số 03/2011/QH13

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 64/2015/NĐ-CPHà Nội, ngày 06 tháng 08 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIỮA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, QUÁ CẢNH, CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức phối hợp và trách nhiệm thực hiện của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 3. Nguyên tắc phối hợp

1. Tuân thủ quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và văn bản pháp luật có liên quan.

2. Đảm bảo chủ động, thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Hình thức phối hợp

1. Trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin bằng văn bản theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.

2. Thông qua các cuộc họp liên ngành định kỳ, đột xuất.

Chương II

NỘI DUNG VÀ TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP

Điều 5. Phối hợp trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trao đổi với Bộ Công an trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 6. Phối hợp trong tổ chức thực hiện pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

1. Bộ Công an có trách nhiệm:

a) Trao đổi, thông báo cho Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, các Bộ liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các chủ trương, biện pháp thực hiện công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

b) Cung cấp cho Bộ Ngoại giao mẫu giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do Bộ Công an cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại Việt Nam để thông báo với các nước;

Điều 7. Phối hợp trong việc cấp giấy tờ cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú

1. Bộ Công an chỉ đạo cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thông báo cho đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh thuộc Bộ Quốc phòng thông tin nhân sự người nước ngoài được giải quyết cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế do Bộ Quốc phòng quản lý trước khi người nước ngoài đến cửa khẩu.

2. Bộ Ngoại giao chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao chuyển danh sách người được cấp thẻ tạm trú thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sau 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp.

Điều 8. Phối hợp trong công tác kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh của người nước ngoài

1. Bộ Công an có trách nhiệm trao đổi, cung cấp cho Bộ Quốc phòng:

a) Thông tin, tài liệu phục vụ công tác kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu;

b) Danh sách và dữ liệu người nước ngoài thuộc diện chưa cho nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh;

c) Mẫu dấu kiểm chứng nhập cảnh, xuất cảnh và chứng nhận tạm trú;

Điều 9. Phối hợp trong công tác quản lý cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trong việc trao đổi thông tin cấp thị thực, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép lao động, giấy phép hành nghề; chỉ đạo cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài phối hợp với cơ sở lưu trú thực hiện việc khai báo tạm trú của người nước ngoài theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các vấn đề phát sinh; trong thời hạn 12 giờ kể từ khi phát hiện người nước ngoài bị tai nạn, tử vong... phải trao đổi với cơ quan chức năng của Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện nước mà người đó là công dân.

Điều 10. Phối hợp thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

1. Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Thanh tra Bộ Công an tiến hành thanh tra việc thực hiện và chấp hành các quy định pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài của các cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Thanh tra Bộ Công an phối hợp với Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động nước ngoài.

Điều 11. Phối hợp xử lý vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

1. Đối với các vụ việc vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài do đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh thuộc Bộ Quốc phòng phát hiện thì xử lý theo thẩm quyền, nếu có tình tiết phức tạp thì trao đổi với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để phối hợp xử lý.

Điều 12. Phối hợp trong việc ban hành và sử dụng các mẫu giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

1. Bộ Công an có trách nhiệm:

a) Lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng trước khi ban hành mẫu giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, mẫu dấu kiểm chứng nhập cảnh, xuất cảnh, chứng nhận tạm trú;

b) In và cung cấp cho Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng các loại ấn phẩm trắng phục vụ việc cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Điều 13. Phối hợp trong việc thống kê nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

1. Bộ Công an chỉ đạo cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thực hiện thống kê nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và gửi số liệu thống kê cho Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) theo quy định.

2. Bộ Ngoại giao chỉ đạo cơ quan chức năng thống kê số liệu cấp thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực thuộc Bộ Ngoại giao ở trong nước và thị thực ký hiệu SQ cấp tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài; định kỳ 03 tháng thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

Điều 14. Phối hợp trong phổ biến, giáo dục pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

1. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ở trong và ngoài nước.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh phổ biến, giáo dục pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài cho cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tại địa phương.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2015.

Điều 16. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Đánh giá bài viết
1 194
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo