Nghị định quy định tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học số 73/2015/NĐ-CP

Quy định tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học số 73/2015/NĐ-CP

Nghị định quy định tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học số 73/2015/NĐ-CP quy định tất cả các cơ sở giáo dục đại học trong mỗi tầng tùy theo chất lượng được sắp xếp vào 3 hạng của khung xếp hạng theo thứ tự từ cao xuống thấp cũng quy định điều kiện được công nhận phân tầng.

Quyết định kế hoạch tuyển dụng viên chức tại các cơ sở giáo dục năm 2015 số 3446/QĐ-UBND

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật giáo dục nghề nghiệp số 48/2015/NĐ-CP

Luật giáo dục sửa đổi số 44/2009/QH12

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 73/2015/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN PHÂN TẦNG, KHUNG XẾP HẠNG VÀ TIÊU CHUẨN XẾP HẠNG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về tiêu chuẩn phân tầng; khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học; quy trình, thủ tục phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo dục đại học.

2. Nghị định này áp dụng cho các cơ sở giáo dục đại học bao gồm: Đại học Quốc gia, Đại học vùng, các trường đại học, học viện; các tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Phân tầng cơ sở giáo dục đại học là sự sắp xếp thành các nhóm các cơ sở giáo dục đại học theo mục tiêu, định hướng đào tạo dựa trên các tiêu chuẩn phù hợp với quy định của Nghị định này. Cơ sở giáo dục đại học được phân thành 3 tầng: cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu; cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng và cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành.

2. Xếp hạng là sự sắp xếp các cơ sở giáo dục đại học theo thứ tự từ cao xuống thấp về chất lượng được tính bằng điểm theo khung xếp hạng trong mỗi tầng của hệ thống giáo dục đại học.

3. Khung xếp hạng là các giới hạn trên và giới hạn dưới được tính bằng điểm để phân chia các cơ sở giáo dục đại học thành các hạng theo nhóm chất lượng trong mỗi tầng của hệ thống giáo dục đại học.

4. Chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu là chương trình đào tạo có mục tiêu và nội dung xây dựng theo hướng chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học, phát triển các công nghệ nguồn làm nền tảng để phát triển các lĩnh vực khoa học ứng dụng và công nghệ.

5. Chương trình đào tạo định hướng ứng dụng là chương trình đào tạo có mục tiêu và nội dung xây dựng theo hướng phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người.

6. Chương trình đào tạo định hướng thực hành là chương trình đào tạo có mục tiêu và nội dung xây dựng theo hướng tập trung vào việc thực hiện các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, sản xuất, chế tạo các công cụ phục vụ sản xuất và đời sống dựa trên cơ sở những thiết kế có sẵn.

7. Giảng viên cơ hữu, nghiên cứu viên cơ hữu

a) Giảng viên cơ hữu, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học công lập là viên chức được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức;

b) Giảng viên cơ hữu, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học tư thục là giảng viên, nghiên cứu viên ký hợp đồng lao động có thời hạn 36 tháng hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định của Bộ luật lao động, không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác, không là công chức hoặc viên chức nhà nước; do cơ sở giáo dục đại học trả lương và chi trả các khoản khác thuộc chế độ, chính sách đối với người lao động theo các quy định hiện hành.

8. Tiêu chí phân tầng và xếp hạng là mức độ yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Tiêu chí phân tầng và xếp hạng bao gồm: vị trí, vai trò trong hệ thống giáo dục đại học; quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo; cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ; chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.

Chương II

TIÊU CHUẨN PHÂN TẦNG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Điều 3. Tiêu chuẩn cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu

1. Vị trí, vai trò trong hệ thống giáo dục đại học

Là cơ sở giáo dục đại học có hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học; phát triển các công nghệ nguồn; cung cấp nguồn nhân lực có năng lực giảng dạy và nghiên cứu cơ bản; có năng lực chủ trì nghiên cứu giải quyết các nhiệm vụ, đề tài khoa học cấp quốc gia và quốc tế.

2. Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo

a) Quy mô đào tạo của các chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu trình độ đại học, thạc sĩ và đào tạo trình độ tiến sĩ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục đại học;

b) Quy mô đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ chiếm trên 30% tổng quy mô đào tạo của các ngành, chuyên ngành theo định hướng nghiên cứu;

c) Có ít nhất 3 chuyên ngành đào tạo từ đại học đến tiến sĩ thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản và khoa học cơ bản ứng dụng ở 3 nhóm ngành khác nhau.

Đánh giá bài viết
1 180
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo