Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Nghị định 30/2017/NĐ-CP - Quy định hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, bao gồm: Hệ thống tổ chức, hoạt động ứng phó; giáo dục, huấn luyện, diễn tập; nguồn ngân sách, phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách; trang thiết bị, trang phục; trách nhiệm của các bộ trong ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Quyết định 131/QĐ-TTg Danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển 2016-2020

Quyết định 75/QĐ-UBDT Danh sách thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của Chương trình 135

Nghị định 19/2013/NĐ-CP chính sách với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trường chuyên biệt, vùng khó khăn

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 30/2017/NĐ-CPHà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2017

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật phòng chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, bao gồm: Hệ thống tổ chức, hoạt động ứng phó; giáo dục, huấn luyện, diễn tập; nguồn ngân sách, phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách; trang thiết bị, trang phục; trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế trong ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động ứng phó, diễn tập ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam và vùng trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn do Việt Nam đảm nhiệm.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tình huống sự cố, thiên tai cơ bản là các tình huống do thiên tai hoặc con người gây ra dẫn đến sự cố, tai nạn có nguy cơ đe dọa hoặc gây hậu quả tổn thất về người, phương tiện, tài sản, vật chất và gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường cần thiết phải có các biện pháp kịp thời, thích hợp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại tới mức thấp nhất. Bao gồm:

a) Tai nạn tàu, thuyền trên biển;

b) Sự cố tràn dầu;

c) Sự cố cháy nổ giàn khoan, đường ống dẫn dầu, khí

d) Sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư;

đ) Sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng, hầm lò khai thác khoáng sản;

e) Sự cố rò rỉ phóng xạ, bức xạ hạt nhân, tán phát hóa chất độc và môi trường;

g) Sự cố động đất, sóng thần;

h) Tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng;

i) Tai nạn máy bay xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;

k) Sự cố vỡ đê, hồ đập và xả lũ;

l) Sự cố cháy rừng;

m) Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt; lũ quét, lũ ống, sạt, lở đất đá và các sự cố khác do thiên tai gây ra.

2. Hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là các biện pháp cần thiết, kịp thời, thích hợp để tìm kiếm, cứu người, cứu phương tiện, tài sản, vật chất, bảo vệ môi trường trong khu vực xảy ra sự cố nhằm giảm tới mức thấp nhất hậu quả do sự cố gây ra.

3. Tìm kiếm là việc sử dụng nhân lực; trang, thiết bị để xác định vị trí của người, phương tiện bị nạn.

4. Cứu nạn là các hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng của họ, bao gồm cả tư vấn biện pháp y tế ban đầu, các biện pháp khác để đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.

5. Cứu hộ là hoạt động cứu phương tiện, tài sản thoát khỏi nguy hiểm hoặc hoạt động cứu trợ (bao gồm cả việc kéo, đẩy) phương tiện đang bị nguy hiểm, được thực hiện bằng giao kết hợp đồng khi tổ chức, cá nhân đề nghị.

6. Cơ sở là từ gọi chung cho nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác thuộc địa bàn xã, phường, thị trấn.

Điều 4. Nguyên tắc tổ chức hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn

1. Thông tin về sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phải được thông báo nhanh chóng, kịp thời cho chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và cơ quan chủ trì.

2. Chủ động, sẵn sàng nhân lực, phương tiện, thiết bị cho hoạt động ứng phó theo từng khu vực và tính chất vụ việc; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và các lực lượng tham gia công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn. Từng bước nâng cao năng lực dân sự trong hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; trong đó lực lượng vũ trang làm nòng cốt.

3. Thực hiện phương châm 4 tại chỗ để sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả. Ưu tiên hoạt động cứu người trước, cứu tài sản sau và bảo vệ môi trường khi có tình huống xảy ra.

4. Chỉ huy thống nhất, phối hợp chặt chẽ các lực lượng được huy động tham gia ứng phó, tìm kiếm cứu nạn trong suốt quá trình tổ chức thực hiện công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn.

5. Bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; các công trình, phương tiện hoạt động trên phạm vi khu vực được ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ môi trường; hạn chế mức thấp nhất sự cố, tai nạn do chính hoạt động ứng phó, tìm kiếm cứu nạn gây ra.

Chương II

HỆ THỐNG TỔ CHỨC CƠ QUAN CHỈ ĐẠO, CHỈ HUY ỨNG PHÓ SỰ CỐ THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG

Điều 5. Hệ thống tổ chức ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

1. Cấp quốc gia: Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.

2. Cấp bộ, ngành: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.

3. Cấp địa phương: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn các cấp (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cấp huyện, quận trực thuộc tỉnh, thành phố; cấp xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện, quận).

4. Các đơn vị chuyên trách

a) Bộ Quốc phòng:

  • Cục Cứu hộ - Cứu nạn;
  • Trung tâm Quốc gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường không;
  • Trung tâm Quốc gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường biển;
  • Trung tâm Quốc gia đào tạo, huấn luyện ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
  • Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc;
  • Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Trung;
  • Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn.

b) Bộ Công an:

  • Các đơn vị của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

c) Bộ Giao thông vận tải:

  • Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam thuộc Cục Hàng hải Việt Nam và các Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực;
  • Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng không trực thuộc Tổng công ty quản lý bay Việt Nam;
  • Các Trung tâm Hiệp đồng khẩn nguy các Cảng Hàng không Việt Nam

d) Bộ Công Thương:

  • Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Nam/Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam;
  • Trung tâm Cấp cứu mỏ/Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Đánh giá bài viết
1 815
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo