Nghị định 142/2016/NĐ-CP về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng

Nghị định 142/2016/NĐ-CP - Ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng

Ngày 14/10/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 142/2016/NĐ-CP về ngăn chặn xung đột thông tin mạng. Theo đó, yêu cầu Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phải có trách nhiệm: Cung cấp đầy đủ thông tin, phối hợp xác định và ngăn chặn các nguồn thông tin gây xung đột trên mạng theo yêu cầu của cơ quan nghiệp vụ. Nghị định 142/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2016.

Nghị định 108/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ thông tin mạng

Thông tư 12/2016/TT-BGDĐT về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đào tạo qua mạng

Công văn 1245/VKSTC-C2 Nối mạng trực tuyến từ phòng xử án

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 142/2016/NĐ-CP Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH
VỀ NGĂN CHẶN XUNG ĐỘT THÔNG TIN TRÊN MẠNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật an toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

Chính phủ ban hành Nghị định về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định nguyên tắc, nội dung, biện pháp, hợp tác quốc tế và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng tại Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam tham gia hoặc có liên quan đến xung đột thông tin trên mạng.

2. Tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người không có quốc tịch, không hoạt động hoặc không sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam nhưng có các hoạt động gây xung đột thông tin trên mạng tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là việc thực hiện các biện pháp công nghệ, kỹ thuật để giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc, chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng.

2. Chặn lọc thông tin trên mạng là biện pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm tách lọc, ngăn chặn không cho các tín hiệu, gói tin, luồng thông tin gây xung đột đến thông tin, hệ thống thông tin.

3. Khắc phục xung đột thông tin trên mạng là hoạt động nhằm xử lý sự cố gây xung đột thông tin trên mạng.

4. Loại trừ xung đột thông tin trên mạng là hoạt động bảo vệ và đáp trả hợp pháp vào nguồn thông tin gây xung đột trên mạng.

5. Không gian mạng là môi trường được tạo từ cơ sở hạ tầng thông tin và hoạt động của các thành phần xã hội trên cơ sở hạ tầng thông tin đó nhằm cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin.

6. Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là tất cả các quyền của nhà nước đối với không gian mạng, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế.

7. Cơ quan nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng (sau đây viết gọn là cơ quan nghiệp vụ).

Điều 4. Nguyên tắc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng

1. Bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Tiến hành thường xuyên, liên tục; chủ động phát hiện, ngăn chặn, khắc phục kịp thời và hiệu quả, không để xảy ra chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng dưới mọi hình thức.

3. Tôn trọng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Điều 5. Kinh phí đảm bảo

1. Kinh phí đảm bảo cho nhiệm vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm giao cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan nghiệp vụ

1. Tham mưu cho Bộ trưởng tổ chức triển khai các nhiệm vụ thuộc về trách nhiệm của Bộ mình trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ của các Bộ khác để cùng nhau tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ.

2. Tiếp nhận thông tin và xử lý xung đột thông tin trên mạng do các tổ chức, cá nhân cung cấp; giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc, chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng thuộc chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 19 Nghị định này.

3. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết và hỗ trợ cơ quan nghiệp vụ trong hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng; có trách nhiệm phản hồi và cung cấp thông tin kịp thời đến chủ quản hệ thống thông tin về việc tiếp nhận và quá trình xử lý xung đột thông tin trên mạng.

Điều 7. Cung cấp thông tin

1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện thấy dấu hiệu, hành vi gây xung đột thông tin trên mạng hoặc khi phát hiện thấy thông tin, hệ thống thông tin bị tổn hại phải có trách nhiệm thông báo và cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan nghiệp vụ và chủ quản hệ thống thông tin.

2. Cơ quan nghiệp vụ có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin do các tổ chức, cá nhân thông báo về xung đột thông tin trên mạng và có trách nhiệm thông báo kết quả khắc phục xung đột thông tin trên mạng với tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin khi được yêu cầu.

Chương II

NỘI DUNG NGĂN CHẶN XUNG ĐỘT THÔNG TIN TRÊN MẠNG

Mục 1. GIÁM SÁT, PHÁT HIỆN, CẢNH BÁO XUNG ĐỘT THÔNG TIN TRÊN MẠNG

Điều 8. Giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng

1. Hoạt động giám sát, phát hiện, cảnh báo xung đột thông tin trên mạng phải được cơ quan nghiệp vụ và chủ quản hệ thống thông tin thực hiện thường xuyên, liên tục.

2. Các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, các cổng kết nối quốc tế phải được triển khai các giải pháp giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng.

3. Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, các cổng kết nối quốc tế phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nghiệp vụ để xây dựng, triển khai, huấn luyện, duy trì hệ thống giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng.

4. Thông tin giám sát phải được cơ quan nghiệp vụ tiếp nhận, phân tích, xử lý và cảnh báo đến các tổ chức, cá nhân liên quan.

Điều 9. Tiếp nhận và xử lý xung đột thông tin trên mạng

1. Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý xung đột thông tin trên mạng và phối hợp với cơ quan nghiệp vụ để ứng cứu sự cố và ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

2. Cơ quan nghiệp vụ có trách nhiệm tiếp nhận, phân tích, xử lý xung đột thông tin trên mạng giữa các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài được quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 19 Nghị định này.

3. Việc xử lý xung đột thông tin trên mạng phải được cơ quan nghiệp vụ thực hiện để không làm gia tăng mức độ xung đột và ngăn chặn không để xảy ra chiến tranh dưới mọi hình thức.

4. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất một đầu mối tiếp nhận và xử lý xung đột thông tin trên mạng, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp thuận lợi trong việc cung cấp thông tin liên quan đến xung đột thông tin trên mạng.

Đánh giá bài viết
1 374
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo