Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại

Nghị định số 08/2020/NĐ-CP

Nghị định 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

Thừa phát lại không được kiêm nhiệm hành nghề luật sư

Đây là quy định được Chính phủ ban hành tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại ngày 08/01/2020.

Theo đó, Chính phủ quy định cụ thể 05 nhóm việc Thừa phát lại không được làm như sau:

Trước hết, tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Tiếp theo, trong khi thực thu nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình (bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì).

Đặc biệt, Thừa phát lại không được kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản...

Nghị định này cũng quy định khung mức chi phí tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự tối thiểu là 65.000 đồng/việc và tối đa là 130.000 đồng/việc trừ trường hợp tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu ngoài địa bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 24/02/2020.

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Pháp lý được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

Đánh giá bài viết
1 262

Bài liên quan

0 Bình luận
Sắp xếp theo