Mức tiền xử phạt hành chính đối với giáo viên mới nhất 2022

Mức xử phạt hành chính lĩnh vực giáo dục - Mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/2022/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp với nhiều điểm mới thay đổi so với các quy định cũ. Sau đây là một số quy định về xử phạt hành chính đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, giáo viên giáo dục phổ thông mới nhất, mời các bạn cùng tham khảo.

Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với GDNN

Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với GDNN

Kỷ luật học sinh không đúng quy định bị phạt tới 10 triệu đồng

Nghị định số 88/2022/NĐ-CP ngày 26/10/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp quy định cụ thể các mức phạt tiền đối với từng hành vi vi phạm quy định về kỷ luật người học; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học; vi phạm quy định về chính sách đối với người học.

Cụ thể, Nghị định quy định phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Kỷ luật người học không đúng quy định; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về chính sách đối với người học.

Tuy nhiên, cần lưu ý là quy định trên áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, không áp dụng đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông (tiểu học, THCS, THPT).

Xâm phạm thân thể nhà giáo bị phạt tới 10 triệu đồng

Bên cạnh đó, Nghị định số 88/2022/NĐ-CP cũng quy định phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phạt tiền từ 10 – 15 đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với nhà giáo.

Đối với hành vi không thực hiện đánh giá, xếp loại; không xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; không bố trí nhà giáo đi thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định bị phạt từ 15 - 20 triệu đồng.

Mức phạt vi phạm hành chính giáo viên phổ thông

Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây viết tắt là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.

2. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:

a) Cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở giáo dục thường xuyên; đại học, học viện, trường đại học; trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp sư phạm, viện nghiên cứu khoa học được giao đào tạo trình độ tiến sĩ;

b) Cơ sở giáo dục không thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này và tổ chức không phải là cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; đào tạo chương trình cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp thuộc quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Trung tâm kiểm định giáo dục, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học và tổ chức thực hiện dịch vụ gắn với hoạt động giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là tổ chức dịch vụ giáo dục);

d) Doanh nghiệp xuất bản, sản xuất, cung ứng sách giáo khoa, giáo trình, thiết bị giáo dục;

đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao.

Điều 8. Vi phạm quy định về tổ chức dạy thêm

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi không đảm bảo cơ sở vật chất.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng quy định về công khai thông tin tổ chức dạy thêm.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000 đồng đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường.

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đối với hành vi sử dụng người dạy thêm không đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định.

5. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đối với hành vi tổ chức dạy thêm theo các lớp học chính khóa.

6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức dạy thêm không đúng địa điểm đã được cấp phép; tổ chức dạy thêm không đúng đối tượng, không đúng nội dung đã được cấp phép.

Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đối với trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học tổ chức dạy thêm theo chương trình giáo dục phổ thông.

Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi giấy phép đã hết hạn.

9. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc học sinh học thêm.

10. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép.

11. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép dạy thêm từ 6 đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động dạy thêm từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 8 Điều này.

12. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả lại cho người học các khoản tiền đã thu và chịu mọi chi phí trả lại đối với hành vi tổ chức dạy thêm không đúng đối tượng, không đúng nội dung đã được cấp phép; dạy thêm khi giấy phép đã hết hạn, khi chưa được cấp phép; ép buộc học sinh học thêm;

b) Buộc giải thể cơ sở dạy thêm đối với hành vi tổ chức dạy thêm khi chưa được cấp phép.

Điều 9. Vi phạm quy định về dạy thêm

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000 đồng đối với hành vi dạy thêm ngoài trường của giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên.

2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người dạy thêm không đạt trình độ chuẩn.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi dạy thêm cho học sinh tiểu học hoặc học sinh đã học hai buổi trên ngày.

4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào nội dung dạy thêm, dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.

Điều 31. Vi phạm quy định về kỷ luật người học

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi kỷ luật khiển trách hoặc kỷ luật cảnh cáo người học không đúng trình tự, thủ tục quy định hoặc không đầy đủ hồ sơ theo quy định.

2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kỷ luật buộc người học thôi học không đúng quy định

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật và khôi phục quyền học tập của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

Điều 32. Vi phạm quy định về xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm thân thể người học.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.

4. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

Ngoài ra các bạn có thể xem thêm Nghị định 04/2021/NĐ-CP để nắm được toàn bộ các mức phạt đối với các loại vi phạm khác nhau trong lĩnh vực giáo dục.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
8 16.846
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo