Một số câu hỏi thường gặp khi thực hiện thủ tục nhận hỗ trợ do Covid19

Câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục nhận hỗ trợ Covid19

Ngày 24/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 15/2020/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Tuy nhiên trong quá trình làm thủ tục hồ sơ nhận hỗ trợ do Covid19 không ít người sẽ gặp những vấn đề về các thủ tục này. Trong bài viết này HoaTieu.vn xin chia sẻ một số tình huống khi làm thủ tục nhận hỗ trợ Covid19 theo Nghị quyết 42 của chính phủ để các bạn cùng tham khảo.

1. Điều kiện để người lao động nhận được hỗ trợ ảnh hưởng do Covid19

Nội dung Quyết định 15/2020/QĐ-TTg về hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của Covid 19.

Để được hỗ trợ, NLĐ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

Thời gian tạm hoãn, nghỉ việc không lương từ 01 tháng liên tục trở lên, từ ngày 01/4/2020 đến hết 30/6/2020. Thời điểm bắt đầu tạm hoãn hoặc nghỉ không lương là từ 01/4/2020 đến 02/6/2020.

Đang tham gia BHXH ngay trước trước khi tạm hoãn hoặc nghỉ việc không lương;

Làm việc tại doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính trả lương (sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng tiền lương, nguồn lợi nhuận sau thuế và các nguồn tài chính hợp pháp khách của doanh nghiệp, số dư đến hết 31/3/2020) do ảnh hưởng của dịch.

Điều kiện t3 là điều kiện quyết định, không phải doanh nghiệp nào cho NLĐ tạm hoãn hoặc nghỉ không lương đều được hưởng. Tránh những trường hợp doanh nghiệp có nguồn tài chính trả lương mà vẫn cho NLĐ tạm hoãn hợp đồng hay nghỉ không lương để tiếc kiệm chi phí.

2. Mức hỗ trợ: Theo Nghị quyết 42 là 1,8 triệu đồng/người/tháng

3. THời gian hỗ trợ: Theo Nghị quyết 42 là theo thời gian thực tế tạm hoãn hoặc nghỉ việc không lương nhưng không quá 03 tháng.

4. Đối tượng thực hiện thủ tục: Doanh nghiệp

5. Hồ sơ

Danh sách NLD8 tạm hoãn hoặc nghỉ không lương theo Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 15 ( danh sách có công đoàn và BHXH xác nhận);

Bản sao thoả thuận tạm hoãn hoặc nghỉ việc không lương của NLĐ;

Bản sao báo cáo tài chính năm 2019, Quý I năm 2020;

Các giấy tờ khác chứng minh tài chính của doanh nghiệp.

6. Nơi nộp hồ sơ: UBND cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

7. Thời gian giải quyết:

Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, UBND huyện thẩm định và trình UBND cấp tình.

Trong 02 ngày làm việc, UBND cấp tình phê duyệt danh sách và chỉ đạo thực hiện chi trả.

Nói chung nhanh nhất là 05 ngày làm việc NLĐ sẽ nhận được hỗ trợ nếu hồ sơ hợp lệ.

Việc chi trả một lần hay chi trả nhiều lần Quyết định không đề cập nhưng phần nhiều là sẽ chi trả một lần dựa theo thời gian trên thoả thuận tạm hoãn và nghỉ không lương của người lao động.

Đây là nội dung của 01 trường hợp, các trường hợp còn lại mọi người xem chi tiết trong Quyết định 15 2020 của thủ tướng:

2. Các câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục nhận hỗ trợ ảnh hưởng do Covid19

1. Nếu đầu tháng 05 mới hoàn thành đầy đủ hồ sơ nhận trợ cấp cho tháng 04. Thì có được xem là hợp lệ không?

Vẫn được, miễn là dựa vào hồ sơ người cụ thể là Bản thoả thuận tạm hoãn hoặc nghỉ không lương, nếu thời gian đủ 1 tháng liên tục và thời gian bắt đầu là từ tháng 01/4/2020 đến 01/6/2020 là được. Dĩ nhiên, trong trường hợp này thì hoàn thành hồ sơ càng sớm càng tốt.

2. Vậy nếu ký tạm hoãn từ 1/3 có được không, hay là chỉ đc tính từ 1/4?

Thời diểm bắt đầu tạm hoãn là từ 1/4 đến 1/6! Còn thời gian tạm hoãn để tính hưởng trọn cấp là từ 1/4 đến 30/6.

3. Trường hợp nghỉ kg lương báo giảm từng tháng để được hưởng bhyt thì có đc hưởng không?

Điều kiện để được hưởng trợ cấp này không để cập vấn đề báo giảm, tăng BHXH như thế nào. Miễn là NLĐ bắt đầu nghỉ không lương trong khoảng thời gian tứ 01.4.2020 đến 01.6.2020 và thời gian nghỉ không lương hoặc tạm hoãn phải "liên tục 01 tháng trở lên từ 01/4/2020 đến hết 30/6/2020.

4 Trường hợp nghỉ không lương nhưng vẫn được đóng BHXH không bị báo giảm nghỉ không lương thì không được hưởng phải không?

Trong điều kiện không đề cập đến vấn đề có đóng BHXH hay không, chỉ đề cập đến nghỉ không lương thôi. Vì vậy, nếu NLĐ nghỉ không lương mà đáp ứng điều kiện: từ 1 tháng liên tục trong khoảng thời gian từ 01/4/2020 - 30/6/2020 và thời bắt đầu nghỉ là từ 01/4/2020 - 01/6/2020 là được bạn nhé!

5. Xin hỏi vậy đối với NLĐ xin tạm hoãn HĐLĐ nhận được hỗ trợ 1.8 tr/ tháng. Sau tháng 06 họ đăng kí chấm dứt HĐLĐ để hưởng trợ cấp được ko ạ.

Trong quyết định cũng như trong điều kiện không đề cập đến chuyện này. Nếu NLĐ tạm hoãn đáp ứng: thời gian tạm hoãn từ 01 tháng liên tục trở lên từ 01/4/2020 đến hết 30/6/2020 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn trong khoản thời gian từ 01/4/2020 - 01/62020 thì đủ điều kiện về thời gian và thời điểm bạn nhé.

6. Ở điều 5 dành cho lao động mất việc nhưng không đủ điều kiện hưởng bhtn thì do người lao động tự đến UBND quận huyện tự làm đề nghị theo mẫu hay nhân sự sẽ hỗ trợ NLD làm hồ sơ này ạ?

Theo như hồ sơ thì do NLĐ kê khai, ký tên, không đề cập vấn đề uỷ quyền. Nên bạn tự mình làm nhé!

7. Trong trường hợp, công ty ra thông báo nghỉ không lương nhưng không có biên bản thỏa thuận và hiện tại công ty cung không kê khai để nhân viên nhận hỗ trợ thì tôi phải làm như thế nào để nhận hỗ trợ?

Bạn liên hệ với công ty nói về chính sách này và yêu cầu họ làm cho bạn. Với điều kiện bạn phải đáp ứng các điều kiện như trong quyết định 15.

Nếu, công ty bạn cho nghỉ không lương mà không có bất cứ văn bản nào xuất phát từ 2 người, như là đơn từ bạn... thì bạn phải yêu cầu họ làm thoả thuận nghỉ không lương để đáp ứng hồ sơ, thủ tục.

8. Nếu trong thỏa thuận tạm hoãn HĐ hoặc thỏa thuận nghỉ không lương không nói cụ thể ngày hết hạn tạm hoãn hoặc nghỉ không lương, mà chỉ viết "đến khi công ty có thông báo chính thức về việc đi làm lại" thì có được không?

Người ta dựa vào thoả thuận nghỉ không lương để xác định thời điểm bắt đầu nghỉ và thời gian kết thúc. Bây giờ thoả thuận khuyết đi thời gian kết thúc thì để xác định được thời gian nghỉ thực tế thì phải dựa vào dữ liệu công hay xác nhận từ công ty của chị. Trong Mẫu danh sách, có cột nghỉ từ ngày nào đến ngày nào, thì công ty chị phải ghi cụ thể vá xác nhận điều này.

9. Điều kiện là đang tham gia BHXH đến thời điểm tạm hoãn HĐLĐ, tháng 3 mình đã báo giảm BH, tháng 4 ký tạm hoãn HĐLĐ thì có đủ điều kiện không?

Từ 1/4 nghỉ mà tháng 3 đã k tham gia thì không đủ điều kiện rồi.

10. Cho em hỏi nếu trường hợp bên em nghỉ không lương từ tháng 3 do khách sạn tạm dừng hoạt động, nhưng vẫn trợ cấp và đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên để hỗ trợ nhân viên, vẫn có thoả thuận nghỉ giữa hai bên thì có đáp ứng điều kiện không ạ?

Trong thoả thuận phải thể hiện ngày nghỉ l lương là từ 01/4 thì mới được bạn nhé.

11. Bên em cho NV nghỉ trọn tháng 4 không lương, nhưng vẫn đóng BHXH cho NLĐ (vì không muốn gián đoạn quá trình đóng BHXH) thì có cần phải báo giảm mới được hưởng trợ cấp không? Và tháng 4 này bên em cũng đóng BHXH rồi.

Nếu công ty bạn có thoả thuận tạm hoãn hợp đồng đáp ứng điều kiện là được bạn nhé. Tuy nhiên, đó chỉ là một điều kiện, còn điều kiện t3 khả năng tài chính của công ty, nếu báo cáo tài chính thể hiện công ty bạn vẫn còn khả năng chi trả, thì cũng không được hưởng trợ cấp này đâu.

Đánh giá bài viết
1 46
0 Bình luận
Sắp xếp theo