5 Mẫu phiếu chấm điểm sáng kiến kinh nghiệm 2024 và cách chấm

Mẫu phiếu chấm điểm, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm là mẫu phiếu được lập ra để chấm điểm, đánh giá xếp loại sáng kiến kinh nghiệm xem SKKN đó có chất lượng, thiết thực phù hợp yêu cầu đặt ra hiện nay hay không. Mẫu phiếu nêu rõ thông tin đề tài, tiêu chí đánh giá xếp loại... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu phiếu tại đây.

1. Phiếu chấm sáng kiến kinh nghiệm

PHIẾU CHẤM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tác giả:……………………………………………

Chức vụ:……………………………………………

Đơn vị:………………………………………………

Tên đề tài: …………………………………………

………………………………………………………

GK1:......... Ký:...... GK2:................ Ký:…………

Mục

Nhận xét đề tài

Điểm

Chuẩn

GK1

GK2

T.nhất

I/.

Nội dung

90đ

a.

Tính mới: ..................................

..................................

Tốt:  Khá:  TB:  Yếu: 

20

b.

Tính khoa học: ..................................

..................................

Tốt:  Khá:  TB:  Yếu: 

25

c.

Tính thực tiễn:..................................

..................................

Tốt:  Khá:  TB:  Yếu: 

20

d.

Tính hiệu quả:..................................

..................................

Tốt:  Khá:  TB:  Yếu: 

25

II/.

Hình thức

10đ

a.

Bố cục:..................................

..................................

03

b.

Trình bày:..................................

..................................

03

c.

Diễn đạt, chính tả:..................................

..................................

04

TỔNG CỘNG

100

Nhận xét chung: …………………………….

Xếp loại:…………………………

TM.HĐKH TRƯỜNG THCS ..........

HỘI ĐỒNG

2. Cách chấm sáng kiến kinh nghiệm

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1.Về nội dung: Đạt tối đa 90 điểm

a/ Tính mới: (20 điểm )

Trên cơ sở kinh nghiệm trong công tác quản lý, giảng dạy, giáo dục...phát hiện và xây dựng được nội dung, phương pháp mới, có tính đột phá, phù hợp và nâng cao được hiệu quả, chất lượng trong quá trình thực hiện công tác của mình

b/ Tính khoa học: (25 điểm )

Có luận đề: Đặt vấn đề gọn, rõ ràng ( giới thiệu được khái quát thực trạng, mục đích ý nghĩa cần đạt, những giới hạn cần có...)

Có luận điểm: Những biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể

Có luận cứ khoa học, xác thực: thông qua các phương pháp hoạt động thực tế

Có luận chứng: những minh chứng cụ thể ( số liệu, hình ảnh...) để thuyết phục được người đọc

Toàn bộ nội dung được trình bày hợp lý, có quan hệ chặt chẽ giữa các vấn đề được nêu, có sử dụng các phương pháp để phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát được mục tiêu, vấn đề nêu ra; phù hợp với qui luật, với xu thế chung, không phải là ngẫu nhiên .

c/ Tính ứng dụng thực tiễn: (20 điểm )

Mang tính khả thi, có khả năng ứng dụng đại trà trong toàn ngành giáo dục; được các CB-GV trong ngành vận dụng vào công việc của mình đạt kết quả cao.

d/ Tính hiệu quả: (25 điểm )

Đem lại hiệu quả trong công tác quản lý, giảng dạy và giáo dục; trong việc tiếp nhận tri thức khoa học hay hình thành kỹ năng thực hành của học sinh. Áp dụng trong thực tế đạt được hiệu quả cao nhất, với lượng thời gian và sức lực được sử dụng ít nhất, tiết kiệm nhất.

2. Về hình thức: (10 điểm: 05 điểm cho mỗi mục )

a/ Trình bày nội dung theo bố cục đã nêu trên, từ ngữ và ngữ pháp được sử dụng chính xác, khoa học; các kiến thức được hệ thống hóa một cách chặt chẽ phù hợp với đổi mới giáo dục hiện nay.

b/ Đề tài được soạn thảo và in trên máy vi tính, trang trí khoa học, đóng bìa đẹp. Bìa sáng kiến kinh nghiệm phải được ghi rõ ràng theo trật tự sau: tên cơ quan chủ quản, tên đơn vị, tổ, phòng (khoa); tên đề tài; tên tác giả; chức danh; năm thực hiện

3. Đánh giá, xếp loại :

- Loại A: Đạt từ 85 - 100 điểm

- Loại B: Đạt từ 65 - 84 điểm

- Loại C: Đạt từ 50 - 64 điểm

- Không xếp loại: Đối với các đề tài đạt dưới 50 điểm.

3. Mẫu phiếu đánh giá sáng kiến kinh nghiệm

Mẫu phiếu đánh giá sáng kiến kinh nghiệm 
Mẫu phiếu đánh giá sáng kiến kinh nghiệm

Nội dung Phiếu đánh giá sáng kiến kinh nghiệm như sau:

PHÒNG GĐ&ĐT .........

HĐKH TRƯỜNG ..............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC .................

Tên sáng kiến kinh nghiệm: ...............................

Tác giả:...............................................................

Bậc, cấp học: ....................................................

Chức vụ:...........................................................

Đơn vị công tác:...............................................

Các tiêu chuẩn đánh giá:

STTTiêu chuẩnNhận xét từng tiêu chíĐiểm
2,5 đ2,0 đ1,5 đ1,0 đ
1Tính thiết thực
2Tính khoa học
3Tính ứng dụng
4Tính hiệu quả

Tổng số điểm:.............. Bằng chữ:...........................

Xếp loại: ................................

...., ngày ... tháng ... năm ....

Người đánh giá

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

1. Cho điểm theo 4 tiêu chuẩn: Tốt: 2,5 điểm; Khá 2.0 điểm; Đạt yêu cầu: 1,5 điểm; Dưới yêu cầu 1,0 điểm.

2. Xếp loại:

- Loại A: Có tổng điểm từ 8,5đ - 10,0 đ, trong đó tiêu chuẩn 4 đạt mức Tốt (2,5đ), các tiêu chuẩn khác đạt từ mức Khá (từ 2,0 đ) trở lên.

- Loại B: Có tổng điểm từ 7,0đ - 8,0đ, trong đó tiêu chuẩn 4 đạt từ mức Khá (2,0đ) trở lên, các tiêu chuẩn khác đạt từ mức yêu cầu (từ 1,5đ) trở lên.

- Loại C: Có tổng điểm từ 6,0đ - 6,5đ; trong đó cả 4 tiêu chuẩn phải đạt yêu cầu, (từ 1,5đ) trở lên.

4. Tiêu chí chấm sáng kiến kinh nghiệm

Dưới đây là các mẫu tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá sáng kiến kinh nghiệm, các bạn có thể in nội dung này vào mặt sau của phiếu đánh giá sáng kiến kinh nghiệm để làm cơ sở cho thầy cô đánh giá, chấm điểm.

TIÊU CHUẨN VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

1. Tính thực tiễn

  • Đề tài giải quyết một vấn đề có tính cấp thiết của thực tiễn giáo dục;
  • Phù hợp với thực tế địa phương, vùng, miền, dân tộc;
  • Phù hợp với đặc thù các môn học và các hoạt động giáo dục;
  • Phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục ở nước ta và thế giới.

2. Tính khoa học

  • Có tính mới, sáng tạo, độc đáo, phù hợp với lí luận giáo dục tiên tiến;
  • Có tài liệu, số liệu chân thực, có tài liệu tham khảo và trích dẫn;
  • Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp;
  • Lập luận logic, chặt chẽ, văn phong sáng sủa, kết luận có tính khái quát, có giá trị khoa học.

3. Tính ứng dụng

  • Dễ phổ biến;
  • Dễ ứng dụng, chỉ ra được những điều kiện cơ bản để ứng dụng;
  • Phù hợp với trình độ chung của giáo viên và cán bộ quản lí;
  • Có khả năng mở rộng nghiên cứu và ứng dụng;

4. Tính hiệu quả

  • Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong trường, ở địa phương, vùng miền;
  • Đề xuất được các phương pháp giáo dục và giảng dạy có hiệu quả;
  • Nếu áp dụng sẽ cho kết quả bền vững, ít hao phí công sức, thời gian của giáo viên và cán bộ quản lý;
  • Tiết kiệm chi phí tài chính.

5. Phiếu chấm điểm, xếp loại đề tài sáng kiến kinh nghiệm

Mẫu phiếu chấm điểm, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm
Mẫu phiếu chấm điểm, xếp loại đề tài sáng kiến kinh nghiệm mới

Nội dung cơ bản của mẫu phiếu chấm điểm, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm như sau:

PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học: ......................

(Dành cho người tham gia đánh giá xếp loại SKKN)

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC.

Trường .................................

Đề tài: ..............................................................

Họ và tên tác giả: ............................................

Đơn vị: ..............................................................

Điểm cụ thể: .....................................................

Phần

Nhận xét của người đánh giá xếp loại đề tài

Điểm tối đa

Điểm đạt được

1. Tên đề tài

2. Đặt vấn đề

1

3. Cơ sở lý luận

1

4. Cơ sở thực tiển

2

5. Nội dung nghiên cứu

9

6. Kết quả nghiên cứu

3

7. Kết luận

1

8. Đề nghị

9. Phụ lục

1

10. Tài liệu tham khảo

11. Mục lục

12. Phiếu đánh giá xếp loại

1

Thể thức văn bản, chính tả

1

Tổng cộng

20đ

Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại:

Người đánh giá xếp loại đề tài:

1.………………….

2- ………………….

6. Phiếu chấm điểm sáng kiến kinh nghiệm

ĐƠN VỊ

HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ....

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU CHẤM ĐIỂM SÁNG KIẾN NĂM HỌC .....

STT

Họ tên tác giả/Chức vụ, đơn vị công tác

Tên sáng kiến

Phần thực trạng nội dung cần nghiên cứu

(20 điểm)

Phần mô tả sáng kiến

65 (điểm)

Phần kết luận

(15 điểm)

Tổng điểm chấm

Tính mới của sáng kiến

(25 điểm)

Lĩnh vực áp dụng

(10 điểm)

Khả năng áp dụng và phạm vi áp dụng

(15 điểm)

Hiệu quả kinh tế, xã hội

(15 điểm)

(1)(2)(3)(4)(5)(6)(7)(8)(9)(10)

Cách thức chấm điểm sáng kiến

I. Biểu điểm và xếp loại sáng kiến

1. Biểu điểm.

Điểm tối đa là 100 điểm, trong đó:

- Phần thực trạng nội dung cần nghiên cứu: 20 điểm.

- Mô tả sáng kiến mới: 65 điểm, trong đó:

+Tính mới của sáng kiến: 25 điểm.

+ Lĩnh vực áp dụng: 10 điểm.

+ Khả năng áp dụng và phạm vi áp dụng: 15 điểm.

+ Hiệu quả kinh tế, xã hội: 15 điểm.

- Phần kết luận: 15 điểm.

2. Xếp loại

Kết quả xếp loại sáng kiến dựa trên điểm bình quân của các Ủy viên Hội đồng Sáng kiến.

- Loại Đạt: Từ 50 đến 100 điểm.

- Loại Không đạt: Dưới 50 điểm.

II. Quy trình và nội dung chương trình họp Hội đồng sáng kiến

1. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp cơ sở, cấp Bộ gửi bản tổng hợp và tóm tắt sáng kiến cho các Ủy viên Hội đồng sáng kiến trước 02 ngày họp Hội đồng sáng kiến.

2. Đồng chí Ủy viên thư ký Hội đồng sáng kiến trình bày một số nội dung cần lưu ý khi nghiên cứu bản tổng hợp, tóm tắt sáng kiến của các tác giả trước Hội đồng sáng kiến.

3. Các Ủy viên Hội đồng sáng kiến đọc, nghiên cứu bản tổng hợp, tóm tắt sáng kiến.

4. Hội đồng thảo luận hồ sơ các sáng kiến và các nội dung có ý kiến khác nhau; Những sáng kiến có nội dung chuyên môn sâu, phức tạp Hội đồng sáng kiến sẽ xin ý kiến của các chuyên gia.

5. Mỗi Ủy viên có một phiếu chấm điểm các sáng kiến và tiến hành chấm điểm độc lập.

6. Các Ủy viên bỏ phiếu chấm điểm sáng kiến vào hòm phiếu.

7. Ban kiểm phiếu và chuyên viên thi đua giúp việc Hội đồng sáng kiến tổng hợp kết quả.

8. Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả chấm điểm trước HĐSK.

7. Mẫu phiếu nhận xét đánh giá sáng kiến kinh nghiệm

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

CỦA THÀNH VIÊN TỔ THẨM ĐỊNH SÁNG KIẾN

1. Họ và tên Thành viên: .....................................

- Đơn vị công tác: ...............................

- Chức vụ: .....................................

- Điện thoại: ....................... Email: .............................

2. Tên giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:

.............................................................................

- Họ và tên Tác giả: ............................

- Chức vụ, đơn vị công tác: .....................

- Điện thoại:.......................... Email: ..................................

3. Kết quả nhận xét, đánh giá giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:

3.1. Về tính mới:

.........................................................................

3.2. Đánh giá về hiệu quả áp dụng hoặc áp dụng thử: ........ (Ghi nội dung đánh giá về hiệu quả mang lại có ý nghĩa thiết thực đối với cơ sở như thế nào? Nếu chưa được áp dụng hoặc áp dụng thử thì ghi “Chưa”; Nếu giải pháp đã được áp dụng hoặc áp dụng thử mà không mang lại hiệu quả thiết thực thì ghi “Không có hiệu quả”).

................................................................

3.3. Việc công bố, áp dụng sáng kiến có trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội hay không?:

..........................

3.4. Giải pháp có thuộc đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hay không?:

....................................

4. Đánh giá về hiệu quả, phạm vi áp dụng nhân rộng trên phạm vi ngành, lĩnh vực trên toàn huyện:

- Nếu sáng kiến đã được áp dụng ở nhiều cơ sở khác nhau thì phải nêu rõ tên đơn vị, địa chỉ, điện thoại liên hệ của các cơ sở đó; đồng thời phải có văn bản xác nhận của các cơ sở đó về hiệu quả áp dụng sáng kiến (theo mẫu tại Phụ lục IX kèm theo Hướng dẫn này).

..........................................................................

- Nêu rõ phạm vi áp dụng của sáng kiến:

Sáng kiến có thể áp dụng, nhân rộng ở những cơ quan, đơn vị:

.....................................................

- Ý kiến nhận xét, đánh giá của Tổ thẩm định cấp huyện về hiệu quả, phạm vi áp dụng nhân rộng của sáng kiến ở phạm vi ngành, lĩnh vực trên toàn huyện

.........................................................

5. Kết luận:

☐ Công nhận sáng kiến

☐ Không công nhận

Ghi chú: Giải pháp chỉ được công nhận là sáng kiến khi đạt được tất cả các tiêu chí ở Mục 3,4 của Phiếu này.

THÀNH VIÊN TỔ THẨM ĐỊNH

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trên đây là Mẫu phiếu chấm điểm, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm mới nhất 2024. Mời các bạn tham khảo thêm các Biểu mẫu Giáo dục đào tạo hữu ích khác trên mục Biểu mẫu của HoaTieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
6 45.557
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo