Mẫu giải trình vi phạm hành chính 2024

Mẫu giải trình vi phạm hành chính là mẫu bản giải trình được lập ra để ghi chép về việc giải trình vi phạm hành chính. Mẫu nêu rõ nội dung giải trình, người giải trình...Liệu bạn đọc đã biết mẫu giải trình vi phạm hành chính được pháp luật quy định như thế nào chưa? và mẫu giải trình được sử dụng trong trường hợp nào?

Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

1. Quy định giải trình đối với hành vi vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Căn cứ theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi năm 2020 quy định tại Điều 61 về việc giải trình đối với những hành vi vi phạm hành chính, cụ thể là:

  • Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc quy định mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
  • Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính để ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không yêu cầu giải trình.

Ngoài ra, đối với trường hợp khi hết thời hạn giải trình mà lại có yêu cầu giải trình thì quy định như sau: Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không yêu cầu giải trình nhưng trước khi hết thời hạn quy định lại có yêu cầu giải trình thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm.

2. Hình thức giải trình vi phạm hành chính

Pháp luật quy định về hình thức giải trình đối với hành vi vi phạm hành chính của người vi phạm gồm 2 hình thức: văn bản và trực tiếp.

Người vi phạm có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức trên để thực hiện giải trình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của mình như: lý do về tính chất công việc, khoảng cách địa lý,....

Hơn nữa, trên thực tế, căn cứ vào mức độ vi phạm và hậu quả của việc vi phạm hành chính mà cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu giải trình bằng 1 trong 2 hình thức trên nếu xét thấy hình thức giải trình nào là phù hợp và hiệu quả nhất.

- Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử phạt có thể gia hạn nhưng không quá 05 ngày làm việc theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm. Việc gia hạn của người có thẩm quyền xử phạt phải bằng văn bản.

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản.

- Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức, vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm.

Người có thẩm quyền xử phạt tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý, tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, bình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan; trường hợp biên bản gồm nhiều trang thì các bên phải ký vào từng trang biên bản. Biên bản phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản.

3. Giải trình vi phạm hành chính áp dụng trong trường hợp nào?

Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, giải trình vi phạm hành chính áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt.

  • Tước quyền sử dụng giấy phép
  • Chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
  • Quy định mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức.

4. Mẫu văn bản giải trình vi phạm hành chính mới nhất

Dưới đây là mẫu văn bản giải trình vi phạm hành chính được sử dụng tại phiên giải trình trực tiếp, do vậy những nội dung trong biên bản có sẵn như phần thông tin họ và tên của người/tổ chức có mặt, ý kiến của các bên,.... được chỉnh sửa sao cho phù hợp với nội dung của phiên giải trình

CƠ QUAN (1)....
_________
Số: …./BB-GTTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________

BIÊN BẢN

Phiên giải trình trực tiếp*

Căn cứ Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020);

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số: …./BB-VPHC lập ngày ;

Căn cứ văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp ngày …./…./ của <ông (bà)/tổ chức>(*)(2) ;

Căn cứ văn bản ủy quyền cho người đại diện hợp pháp về việc tham gia phiên giải trình trực tiếp của <ông (bà)/tổ chức>(*)(2) ……………………….. (nếu có);

Căn cứ Thông báo số: …./TB-(3)…. ngày …./…./ của(4) ………...…………. về việc tổ chức phiên giải trình trực tiếp,

Hôm nay, vào hồi…. giờ …. phút, ngày …./…./…… , tại(5)………………………

Chúng tôi gồm:

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính – Bên tổ chức phiên giải trình:

Họ và tên:(6) ……………………… Chức vụ:.........................

Cơ quan: ……………………………………

2. <Cá nhân/Tổ chức>(*) vi phạm – Bên giải trình:

<Họ và tên>(*) ………………………. Giới tính: ………………

Ngày, tháng, năm sinh:…./…./…. Quốc tịch: …………………

Nghề nghiệp: ……………………………………………………..

Nơi ở hiện tại: ……………………………………………………

Số định danh cá nhân/CCCD/CMND/Hộ chiếu: ………………………;

ngày cấp:…./…./…. ; nơi cấp: ……………………

<Tên của tổ chức>(*): …………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………

Mã số doanh nghiệp: ……………………………

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: ……………………….; ngày cấp: …/…./…….; nơi cấp: ………………

Người đại diện theo pháp luật:(7) ………………. Giới tính: ……………

Chức danh:(8) ………………………………

Nội dung phiên giải trình:

1. Ý kiến của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:

a) Về căn cứ pháp lý:

……………………………………………………………

b) Về các tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm:

……………………………………………………………

c) Về các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm:

……………………………………………………………

2. Ý kiến của <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của <cá nhân/tổ chức>(*) vi phạm:

………………………………………………………………

3. Phiên giải trình kết thúc vào hồi…. giờ …. phút, ngày …./…./……

Biên bản này gồm …. tờ, được lập thành …. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà) (9) <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của <cá nhân/tổ chức>(*) vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.

<Trường hợp cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm không ký biên bản phiên giải trình trực tiếp>

Lý do ông (bà) (9) …………………………………… <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của <cá nhân/tổ chức>(*) vi phạm không ký biên bản:

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

CÁ NHÂN/NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC VI PHẠM HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(Ký, ghi rõ họ và tên)

BÊN TỔ CHỨC GIẢI TRÌNH
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

<In ở mặt sau>(**) Biên bản đã giao trực tiếp cho <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của <cá nhân/tổ chức>(*) vi phạm vào hồi…. giờ …. phút, ngày …./…./……

NGƯỜI NHẬN BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ và tên)

———————–

* Mẫu này được sử dụng để lập biên bản ghi lại nội dung phiên giải trình trực tiếp quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

(*) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.

(**) Áp dụng đối với trường hợp biên bản được giao trực tiếp cho cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của cá nhân/tổ chức vi phạm.

(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.

(2) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức vi phạm.

(3) Ghi chữ viết tắt tên của cơ quan ban hành Thông báo theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.

(4) Ghi chức danh và tên cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

(5) Ghi địa chỉ trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

(6) Ghi họ và tên của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc họ và tên của người đại diện được người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính uỷ quyền.

(7) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(8) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(9) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm hoặc họ và tên của người đại diện hợp pháp của cá nhân/tổ chức vi phạm.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 868
0 Bình luận
Sắp xếp theo