Mẫu đơn xin xác nhận quyền sở hữu nhà ở 2024 mới nhất

Mẫu đơn xin xác nhận quyền sở hữu nhà ở là một văn bản bắt buộc phải có trong thủ tục xin được xác nhận quyền sở hữu nhà ở. Vì đây là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định xác nhận quyền sở hữu nhà hay không. Trong mẫu đơn sẽ ghi rõ thông tin người làm đơn và nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn tới việc bạn làm đơn xin xác nhận quyền sở hữu nhà ở. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

1. Đơn xin được xác nhận quyền sở hữu nhà ở là gì?

Đơn xin xác nhận quyền sở hữu nhà ở là văn bản do cá nhân gửi tới cơ quan có thẩm quyền xin xác nhận quyền sở hữu nhà ở trong một số trường hợp nhất định để phục vụ cho công việc cá nhân của mình. Mẫu gồm các thông tin: Họ và tên, hộ khẩu thường trú, lý do xin xác nhận....

2. Đơn xin được xác nhận quyền sở hữu nhà ở

Mẫu đơn xin xác nhận quyền sở hữu nhà ở 2021

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

—-o0o—-

……., ngày… tháng…. năm…..

ĐƠN XIN XÁC NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở

Kính gửi:

  • Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)……
  • Ông/Bà………… - Chủ tịch UBND xã (phường, thị trấn)………

(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền như Sở Tài nguyên và môi trường,… tùy thuộc vào trường hợp cụ thể của bạn)

- Căn cứ Luật đất đai năm 2013;

- Căn cứ…;

- Căn cứ tình hình thực tế.

Tên tôi là:……….. Sinh năm:…………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:……. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:……

Hiện tại cư trú tại:………

Số điện thoại liên hệ:………

Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:

………

(Phần này bạn trình bày về nguyên nhân, hoàn cảnh, lý do dẫn tới việc bạn làm đơn xin xác nhận quyền sở hữu nhà ở, ví dụ:

Ngày…/…./……., tôi có làm đơn thông báo thời điểm khởi công sửa chữa lại nhà ở…… tại mảnh đất số……………… theo bản đồ địa chính của……………. năm…………

Sau khi kết thúc việc xây dựng, tôi/….. đã sử dụng căn nhà này cho tới nay. Tuy nhiên, ngày…/…/…… tôi và Ông/Bà:……… Sinh năm:…

Chứng minh nhân dân số:………… do CA………………. cấp ngày…/…./…….

Là chủ sử dụng mảnh đất số…………… theo bản đồ địa chính của…………….. năm………….

Có phát sinh tranh chấp và Ông/Bà……….. đã yêu cầu tôi trả lại tài sản, trong đó có tài sản trên đất. Nhưng, căn nhà này đã được tôi sửa chữa trong quá trình sử dụng bằng chính tiền của bản thân và có sự đồng ý của Ông/Bà…………

Với tư cách là một chủ sở hữu của căn nhà, tôi có đề nghị Ông/bà……………. trả lại số tiền……………………. VNĐ mà tôi đã bỏ ra để sửa chữa nhà ở. Tuy nhiên, Ông/Bà………………. lại không đáp ứng yêu cầu này của tôi.)

Do vậy, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và xác nhận tôi là chủ sở hữu của nhà ở cấp….. được xây dựng trên mảnh đất số…………….. của Ông/Bà……………….. theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số…………… do Sở tài nguyên và môi trường……… cấp ngày…/…./….. tại địa chỉ…………………………

………

(Phần này bạn có thể đưa ra các thông tin khác mà bạn cần xác nhận, nếu có)

Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin này.

Kính mong Quý cơ quan xem xét và chấp nhận đề nghị trên của tôi, tiến hành xác nhận quyền sở hữu của tôi đối với nhà ở tại địa chỉ………………..

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Xác nhận của …

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Cách viết đơn xin xác nhận quyền sở hữu nhà ở

  • Giống như các mẫu đơn chuẩn khác, bạn cần phải ghi quốc hiệu tiêu ngữ, sau đó ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn..
  • Ở phần kính gửi, người làm đơn xác định người có thẩm quyền, thường là chủ tịch ủy ban nhân dân, Sở tài nguyên môi trường,…
  • Ghi tên đơn viết hoa in đậm và cho căn giữa đơn, ví dụ:

ĐƠN XIN XÁC NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở

  • Người làm đơn trình bày các thông tin cá nhân bao gồm tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân (hay căn cước công dân), ngày cấp, nơi cấp, hộ khẩu thường trú như trên thẻ căn cước và ghi số điện thoại liên hệ.
  • Sau khi ghi đầy đủ thông tin cá nhân thì trình bày nguyên nhân, hoàn cảnh, lý do dẫn tới việc bạn làm đơn xin xác nhận quyền sở hữu nhà ở. Người làm đơn cần trình bày phần này một cách rõ ràng, đầy đủ, trực tiếp, tránh nói lan man về những việc không liên quan.
  • Người làm đơn có thể ghi các thông tin về ngôi nhà và mảnh đất của mình để làm căn cứ thuyết phục hơn.
  • Cam đoan về sự chính xác của các thông tin trên.
  • Cuối cùng, người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.

4. Quyền của chủ sở hữu nhà ở

Căn cứ theo Điều 10 Luật nhà ở 2014, quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở được quy định như sau:

Điều 10. Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở

1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:

a) Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;

b) Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;

c) Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;

d) Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;

đ) Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và các công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ các công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở;

e) Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng;

g) Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;

h) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.

2. Trường hợp thuộc diện sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này thì trong thời hạn sở hữu nhà ở, chủ sở hữu được thực hiện các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận thì chủ sở hữu đang quản lý, sử dụng nhà ở phải bàn giao lại nhà ở này cho chủ sở hữu nhà ở lần đầu.

3. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì có các quyền theo quy định tại Điều 161 của Luật này.

4. Người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu nhà ở được thực hiện các quyền trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với chủ sở hữu nhà ở.

Trên đây là Mẫu đơn xin xác nhận quyền sở hữu nhà ở 2024 mới nhất. Đây không chỉ là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định xác nhận quyền sở hữu nhà hay không, mà cũng là cơ sở để quản lý tình hình sở hữu nhà ở trên địa bàn.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 3.027
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo