Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động

Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động - Mẫu Công văn đăng ký nội quy lao động

Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động là Mẫu số 1 - Mẫu công văn đăng ký nội quy lao động mới nhất, đúng theo quy định mới nhất của Nghị định 05/2015/NĐ-CPThông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, giúp các bạn hoàn thành hồ sơ đăng ký nội quy lao động một cách suôn sẻ và nhanh chóng nhất có thể.

Mẫu Nội quy lao động

Thủ tục đăng ký nội quy lao động

Mẫu Quyết định ban hành nội quy lao động

Mẫu Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động như sau:

Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động
Mẫu công văn đăng ký nội quy lao động

Nội dung cụ thể Mẫu số 1: CÔNG VĂN ĐĂNG KÝ NỘI QUY LAO ĐỘNG

(Tham khảo kèm theo Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

Tên đơn vị:

Số:

V/v đăng ký nội quy lao động

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------------

........, ngày.....tháng.....năm.....

Kính gửi: .............................................(1)

Thực hiện Bộ Luật Lao động ngày 18/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013; Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

(Ghi tên đơn vị.....) đề nghị [xem mục (1)] xem xét và thông báo kết quả đăng ký nội quy lao động, kèm theo hồ sơ gồm có:

  1. Bản nội quy lao động.
  2. Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
  3. Các văn bản quy định của đơn vị có liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có)./.

Nơi nhận:

- Như trên.
- Ban chấp hành công đoàn cơ sở (để theo dõi).
- Lưu đơn vị.

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

- Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (đối với đơn vị thuộc khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao).

Thủ tục đăng ký nội quy lao động và hiệu lực của nội quy lao động

Được quy định tại Điều 28. Đăng ký nội quy lao động và hiệu lực của nội quy lao động của Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật lao độngĐiều 10 của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện hợp đồng lao động, kỷ luật lao động. Nội dung cụ thể như sau:

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi đăng ký kinh doanh.

2. Khi nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao động cho người sử dụng lao động.

Giấy xác nhận đã nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnhphải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;

b) Họ và tên, chức danh người nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao động;

c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân đăng ký nội quy lao động; nếu là hộ gia đình hoặc cá nhân đăng ký nội quy lao động thì ghi rõ họ và tên, số chứng minh nhân dân của chủ hộ hoặc cá nhân;

d) Giờ, ngày, tháng, năm tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động;

đ) Chữ ký của người nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao động.

Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có trách nhiệm lập sổ đăng ký nội quy lao động theo mẫu số 02.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có văn bản thông báo và hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại nội quy lao động.

a) Tên cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;

b) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân đăng ký nội quy lao động; nếu là hộ gia đình hoặc cá nhân đăng ký nội quy lao động thì ghi rõ họ và tên, số chứng minh nhân dân của chủ hộ hoặc cá nhân;

c) Nội dung của nội quy lao động trái với pháp luật đề nghị sửa đổi, bổ sung (ghi cụ thể nội dung trái với quy định tại điểm, khoản, điều, văn bản quy phạm pháp luật và nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung);

d) Chữ ký, họ và tên, chức danh của người có thẩm quyền thuộc cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

4. Khi nhận được văn bản thông báo nội quy lao động có quy định trái với pháp luật, người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thực hiện đăng ký lại nội quy lao động.

5. Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội quy lao động đang có hiệu lực, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thực hiện đăng ký lại nội quy lao động.

6. Hồ sơ đăng ký lại nội quy lao động bao gồm:.

  • Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động
  • Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
  • Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở
  • Nội quy lao động

7. Nội quy lao động có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký hoặc hồ sơ đăng ký lại nội quy lao động.

8. Người sử dụng lao động có chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm gửi nội quy lao động sau khi có hiệu lực đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

9. Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động không phải đăng ký nội quy lao động.

Đánh giá bài viết
2 32.852
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo