Mẫu báo cáo tình hình tiếp cận pháp luật của người dân

Mẫu báo cáo về tình hình tiếp cận pháp luật của người dân

Mẫu báo cáo về tình hình tiếp cận pháp luật của người dân là mẫu bản báo cáo được lập ra để báo cáo về tình hình tiếp cận pháp luật của người dân. Mẫu bản báo cáo nêu rõ thông tin nội dung báo cáo... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Nội dung cơ bản của mẫu báo cáo về tình hình tiếp cận pháp luật của người dân như sau:

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ BÁO CÁO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: …/BC- ….

(1)…, ngày…tháng…năm…

BÁO CÁO

Tình hình tiếp cận pháp luật của người dân tại xã, phường trên địa bàn …(2)

Kính gửi: (3)

I. Đối với Báo cáo của UBND xã, phường

1. Khái quát sơ lược tình hình

a) Đặc điểm, tình hình của địa phương

b) Thuận lợi, khó khăn trong việc tiếp cận pháp luật của người dân tại xã, phường.

2. Kết quả thực hiện Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở

a) Số điểm của từng tiêu chí (kèm theo Bảng điểm).

b) Nêu được những kết quả đạt được của việc tiếp cận pháp luật của người dân tại xã, phường.

c) Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của việc tiếp cận pháp luật của người dân tại xã, phường nói chung và từng tiêu chí nói riêng.

d) Đánh giá về tác động của việc thực hiện Quy định đối với việc tiếp cận pháp luật của người dân tại xã, phường.

3. Những kiến nghị, đề xuất (Nêu những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật của người dân tại xã, phường nói chung và của từng tiêu chí nói riêng).

4. Đề nghị công nhận, khen thưởng (nếu có). Nêu thành tích đạt được về tiếp cận pháp luật trước năm đánh giá (ghi rõ số Quyết định, ngày, tháng năm).

II. Đối với Báo cáo của UBND quận, huyện; UBND tỉnh, thành phố

1. Khái quát sơ lược tình hình (như đối với báo cáo của UBND xã, phường).

2. Kết quả thực hiện Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở

a) Nêu được những kết quả đạt được của việc tiếp cận pháp luật của người dân tại xã, phường ở địa phương.

b) Hạn chế, tồn tại; nguyên nhân về việc tiếp cận pháp luật của người dân tại các xã, phường ở địa phương nói chung và từng tiêu chí nói riêng.

c) Đánh giá về tác động của việc thực hiện Quy định đối với việc tiếp cận pháp luật của người dân ở địa phương.

3. Những kiến nghị, đề xuất (Nêu những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật của người dân tại xã, phường ở địa phương nói chung và đối với từng tiêu chí nói riêng).

4. Tổng hợp danh sách xã, phường đề nghị công nhận, khen thưởng (đối với Báo cáo của UBND quận, huyện); tổng hợp danh sách xã, phường; quận, huyện được công nhận, khen thưởng và đề nghị khen thưởng (đối với Báo cáo của UBND tỉnh, thành phố);

5. Đề nghị công nhận, khen thưởng (nếu có). Nêu thành tích đạt được về tiếp cận pháp luật trước năm đánh giá (ghi rõ số Quyết định, ngày, tháng, năm).

III. Đối với Báo cáo của Bộ Tư pháp

1. Khái quát sơ lược tình hình (như đối với báo cáo của UBND xã, phường).

2. Kết quả thực hiện Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở

a) Nêu được những kết quả đạt được của việc tiếp cận pháp luật của người dân trên toàn quốc.

b) Hạn chế, tồn tại; nguyên nhân về việc tiếp cận pháp luật của người dân tại các xã, phường trên toàn quốc nói chung và từng tiêu chí nói riêng.

c) Đánh giá về tác động của việc thực hiện Quy định đối với việc tiếp cận pháp luật của người dân trên toàn quốc.

3. Những kiến nghị, đề xuất (Nêu những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật của người dân tại xã, phường trên toàn quốc và đối với từng tiêu chí nói riêng).

4. Tổng hợp số lượng xã, phường đạt chuẩn và được biểu dương tiêu biểu về tiếp cận pháp luật cấp tỉnh, quận, huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Tổng hợp danh sách xã, phường; quận, huyện; tỉnh, thành phố được Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận, khen thưởng và 63 xã, phường; 10 quận, huyện và tỉnh, thành phố tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc đề nghị Thủ tướng Chính phủ khen thưởng.

5. Danh sách xếp hạng các tỉnh, thành phố trên toàn quốc về tiếp cận pháp luật.

Nơi nhận:

(4)

(ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

(1) Địa danh;

(2) Tên quận, huyện; tỉnh, thành phố hoặc toàn quốc (áp dụng cho mục II, III);

(3) – Đối với báo cáo của UBND xã, phường: UBND quận, huyện (Phòng Tư pháp);

- Đối với báo cáo của UBND quận, huyện: UBND tỉnh, thành phố (Sở Tư pháp);

- Đối với báo cáo của UBND quận, huyện: Bộ Tư pháp (Cục Trợ giúp pháp lý);

- Đối với báo cáo của Bộ Tư pháp: Thủ tướng Chính phủ.

(4) – Đối với báo cáo của UBND các cấp: TM.UBND

- Đối với báo cáo của Bộ Tư pháp: BỘ TRƯỞNG

Mẫu báo cáo về tình hình tiếp cận pháp luật của người dân

Mẫu báo cáo về tình hình tiếp cận pháp luật của người dân

Đánh giá bài viết
1 675
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo