Mâm cơm cúng rằm tháng Chạp

Cúng rằm tháng Chạp là Lễ cúng rằm cuối cùng trong năm nên nhiều gia đình tổ chức rất thịnh soạn để tỏ lòng thành kính với thần linh, tổ tiên. Ngoài bài văn khấn Rằm tháng chạp thì các bạn cần chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng Chạp sao cho đủ đầy để thành kính dâng lên tổ tiên. Sau đây là gợi ý mâm cúng Rằm tháng Chạp chuẩn nhất, các bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho ngày Rằm tháng 12 âm lịch sắp tới.

Năm nay, ngày rằm tháng Chạp năm Canh Tý rơi vào thứ Tư, ngày 27/1/2021 dương lịch.

Tuy nhiên, theo lệ xưa các cụ truyền lại, lễ cúng này có thể được tiến hành vào ngày 14 âm lịch hoặc ngày chính Rằm chứ không nhất thiết phải chỉ định vào 1 ngày duy nhất.

Vào ngày Rằm tháng Chạp, việc làm lễ cúng dường lên các đấng linh thiêng rất được mọi người chuẩn bị tươm tất, chu đáo để dãi tấm lòng thành của mình.

1. Cúng rằm tháng Chạp giờ nào tốt

Rằm tháng Chạp năm Canh Tý (ngày 15 tháng Chạp) rơi vào ngày 27/1/2021 dương lịch, tức thứ Ba.

Từ xưa đến nay, người ta không quá cầu kỳ trong việc chọn giờ cúng Rằm tháng Chạp. Gia chủ có thể được tổ chức vào ngày 14 hoặc 15 âm lịch. Tuy nhiên, thời điểm cúng rằm tháng Chạp tốt nhất là ban ngày hoặc chiều tốt, tránh làm lễ vào buổi tối muộn.

2. Khung giờ hoàng đạo cúng Rằm tháng Chạp năm Canh Tý

Các khung giờ hoàng đạo trong ngày 14 tháng Chạp năm Canh Tý (tức 26/1/2021)

  • Bính Dần (3h-5h): Tư Mệnh
  • Mậu Thìn (7h-9h): Thanh Long
  • Kỷ Tị (9h-11h): Minh Đường Nhâm Thân (15h-17h): Kim Quỹ
  • Quý Dậu (17h-19h): Bảo Quang
  • Ất Hợi (21h-23h): Ngọc Đường

Các khung giờ hoàng đạo trong ngày chính rằm - ngày 15 tháng Chạp năm Canh Tý (tức thứ Tư, ngày 27/1/2021)

  • Đinh Sửu (1h-3h): Ngọc Đường
  • Canh Thìn (7h-9h): Tư Mệnh
  • Nhâm Ngọ (11h-13h): Thanh Long
  • Quý Mùi (13h-15h): Minh Đường
  • Bính Tuất (19h-21h): Kim Quỹ Đinh Hợi (21h-23h): Bảo Quang

Gia chủ có thể lựa chọn khung giờ phù hợp để thuận tiện cho việc tiến hành các nghi lễ thờ cúng

3. Mâm cúng Rằm Tháng Chạp gồm những gì?

Tùy theo cách thức tiến hành lễ cúng là lễ chay hay mặn mà có sự chuẩn bị khác nhau. Nhìn chung, đồ lễ cúng Rằm tháng Chạp thường có:

Lễ cúng chay: Hương, hoa tươi, hoa quả, trầu cau, nước sạch, nến hoặc đèn dầu, tiền vàng…

Lễ cúng mặn: Thịt gà luộc, xôi (hoặc bánh chưng), giò/chả, các món mặn khác và rượu. Hiện nay, nếu không cúng rằm tháng Chạp bánh chưng, người dân thường cúng bằng xôi gấc với quan niệm màu đỏ của xôi gấc mang lại may mắn cho các gia đình.

Trong đó, gà luộc, bạn nên chọn gà trống, vì nó là biểu tượng của đức tính Trí, Dũng, Nhân. Còn xôi, thường người ta hay dùng xôi gấc, bởi xôi này có màu đỏ, với mong muốn cầu xin sự bình an, may mắn cho gia chủ và các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện để làm xôi gấc, các bạn có thể thay thế bằng xôi đỗ các loại hay bánh chưng.

Ở một số vùng miền, mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp và các ngày lễ tết còn có thêm bát canh măng khô nấu cùng xương heo hoặc canh bóng bì....

Nhìn chung, đồ lễ cúng rằm tháng Chạp cũng không quá cầu kỳ hay coi trọng về số lễ vật cúng, miễn sao thể hiện thành tâm của gia chủ. Lễ cúng ngày Rằm thường diễn ra vào ngày 14-15 âm lịch.

4. Gợi ý mâm cúng Rằm tháng Chạp 2021

Mâm cúng rằm tháng chạp

Mâm cỗ đơn giản, ấm cúng bao gồm: Thịt gà luộc; thịt bò xào ngô bao tử, đậu cove, ớt chuông; canh khoai tây cà rốt ninh sườn; nem rán và bánh chưng.

Mâm cúng rằm tháng chạp

Mâm cỗ gồm: thịt gà luộc; mực sim hấp sả; tôm rảo chiên, giò lụa; thịt bò xào su su, bí đỏ, ớt chuông; canh bí xanh nấu mọc; giò lụa; xôi gấc.

Mâm cúng rằm tháng chạp

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp này bao gồm 7 món đẹp mắt.

Mâm cúng rằm tháng chạp

Mâm cỗ này vô cùng nổi bật với nhiều món ngon, mà món nào cũng đều được làm rất cầu kỳ, ngon mắt.

Mâm cúng rằm tháng chạp

Mâm cơm cúng được chuẩn bị vô cùng cầu kỳ và đẹp mắt gồm các món: canh nấm chay; dạ dày hầm tiêu đen; cá trắm đen hấp hành; tôm hấp bia; súp lơ luộc; hoa quả tươi.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 359
0 Bình luận
Sắp xếp theo