Lương tối thiểu vùng 2021: Nhiều diễn biến bất ngờ

Trước tình hình dịch bệnh và ảnh hưởng nặng nề của Covid-19 với nền kinh tế nước ta trong năm 2020, sáng ngày 05/8/2020, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã có phiên họp về việc tăng lương tối thiểu vùng năm 2021.

1. Diễn biến phiên họp Hội đồng tiền lương quốc gia 5/8

Đúng 11h 40 phút, tại Hà Nội, Phiên họp của Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã tạm dừng lại với 9/13 đồng thuận, trong đó đại diện Tổng LĐLĐ VN tại cuộc họp đã từ chối bỏ phiếu.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Lê Đình Quảng - Phó trưởng Ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ VN) bày tỏ sự chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp do các tác động của Covid-19.

"Trong điều kiện thực tế, khi hết giãn cách đợt 1, người HN vào ĐN trên 80.000 và TP trẻn 30.000. Tình hình khắc phục dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với việc điều chỉnh tăng lương cho người lao động hay không" - ông Lê Đình Quảng cho biết.

Chúng tôi đã có 2 phương án. Nếu chưa thống nhất, chúng ta sẽ tạm chưa bàn tới việc điều chỉnh tăng. Tới đầu quý 1 hoặc quý 2 năm 2021, chúng ta sẽ căn cứ tình hình thực tế. Trường hợp thứ 2, chúng ta sẽ xem xét việc điều chỉnh từ sau tháng 7/2021 dựa vào tình hình thực cụ thể lúc đó.

Cũng theo ông Lê Đình Quảng, sang năm 2021, Luật Lao động 2019 sẽ có hiệu lực với các tiêu chí mới về việc đánh giá lương tối thiểu vùng.

"Trong khi các bên chưa có đầy đủ cơ sở. Khi đó có thể không tăng ngay thì cũng có thể hơi vội. Còn nếu bỏ phiếu ngay, với thẩm quyền hạn chế, tôi xin phép chưa bỏ phiếu" - ông Lê Đình Quảng cho biết.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Lê Văn Thanh - Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH - đánh giá, sau khi đánh giá ý kiến của các bên, tình hình khó khăn về cơ bản đã được nhận diện.

Tới tình hình hiện nay, Hội đồng Tiền lương Quốc gia cần tiến hành bỏ phiếu để có ý kiến về những kiến nghị tới Chính phủ.

"Hai nội dung bỏ phiếu, gồm: Không điều chỉnh lương tối thiểu 2021, chưa áp dụng việc tính lương tối thiểu theo giờ. Về việc bỏ phiếu, các bên có quyền được bỏ phiếu hoặc không bỏ là tuỳ theo quyền của mình..." - Thứ trưởng cho biết.

Cũng tại cuộc họp, ông Lê Đình Quảng cho biết: "Trong phạm vi uỷ quyền, tôi xin rút khỏi cuộc họp tại đây...".

Ngay sau đó, Hội đồng Tiền lương đã bỏ phiếu thông qua 2 đề xuất. Báo cáo trước Hội đồng sau khi kiểm phiếu, bà Vi Thị Hồng Minh - thành viên Bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã công bố: "Có 9/13 đồng thuận với các đề xuất. Đoàn đại biểu của Tổng LĐLĐ VN không tham gia bỏ phiếu".

Đánh giá về kết quả bỏ phiếu, ông Lê Văn Thanh cho biết, thời gian đàm phán đã không còn nhiều và trong quý 3/2020, Hội đồng Tiền lương Quốc gia phải báo cáo Chính phủ về đề xuất điều chỉnh phương án lương tối thiểu 2021.

“Với tỷ lệ 9/13 thành viên bỏ phiếu thông qua, việc giữ mức lương tối thiểu năm 2021 như năm 2020 là hoàn toàn hợp lý. Như vậy, các thành viên bỏ phiếu đã đồng thuận giữ nguyên mức lương tối thiểu 2020 áp dụng cho năm 2021 và chưa bàn về điều chỉnh lương tối thiểu theo giờ” - Thứ trưởng Lê Văn Thanh nhận định.

Liên quan tới việc đoàn đàm phán của Tổng LĐLĐ Việt Nam không tham gia bỏ phiếu, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Lê Văn Thanh cho biết đó là quyền của từng thành viên.

“Sau cuộc họp sáng 5/8, các thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ tiếp tục gặp nhau để làm tìm ra tiếng nói đồng thuận giữa giới chủ sử dụng lao động và người lao động…” - Thứ trưởng Lê Văn Thanh nói.

2. Chốt mức lương tối thiểu vùng 2021

Trước đó, sáng 23/6/2020, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã nhóm họp và đề xuất 02 phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2021:

Phương án 1: Khuyến nghị tiếp tục thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2020 đến hết năm 2021 (không điều chỉnh lương tối thiểu năm 2021).

Phương án 2: Từ 01/7/2021 (lùi 06 tháng so với các năm trước), điều chỉnh bình quân 2,5% để duy trì, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động (tính trên cơ sở CPI năm 2021 dự kiến 4% trừ phần đã tăng vượt 1,51% của năm 2020).

Được biết, cơ sở để điều chỉnh tiền lương còn phụ thuộc vào việc khôi phục nền kinh tế, khắc phục hậu quả của Covid-19 và tình hình kinh tế thế giới. Do đó, chưa bàn đến việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu năm 2021 mà vẫn tiếp tục thực hiện theo Nghị định 90 năm 2019.

Điều này đồng nghĩa sẽ tiếp tục duy trì mức lương tối thiểu vùng năm 2020 cho năm 2021. Như vậy, mức tiền lương tối thiểu vùng năm 2021 cụ thể như sau:

- Mức 4,42 triệu đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I;

- Mức 3,92 triệu đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng II;

- Mức 3,43 triệu đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng III;

- Mức 3,07 triệu đồng/tháng, áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng IV.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.166
0 Bình luận
Sắp xếp theo