Lùi thời gian thay sách giáo khoa mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo lùi thời gian thay sách giáo khoa mới

Lộ trình thay đổi sách giáo khoa mới của các cấp vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sẽ lùi lại so với thời gian công bố trước đó và phương thức thực hiện cũng được thay đổi. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thể biết rõ hơn về thời gian thay đổi sách giáo khoa mới.

Lùi thời gian thay sách giáo khoa mới

Lộ trình thay sách giáo khoa mới cải cách giáo dục phổ thông dự kiến sẽ được lùi lại 1 năm so với thời gian trước đó công bố và phương thức thực hiện cũng có 1 số thay đổi về việc thay sách giáo khoa cho những lớp nào trong các năm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo lùi thời gian thay sách giáo khoa mới

Thời gian thay sách giáo khoa mới: lùi 1 năm

Theo thông tin từ Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, lãnh đạo Bộ GD-ĐT dự kiến đề xuất lùi thời gian thực hiện chương trình - sách giáo khoa mới một năm.

Theo đó, chương trình - sách giáo khoa mới sẽ được thực hiện từ năm học 2019 - 2020 thay vì năm học 2018 - 2019 như Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về Đổi mới CT-SGK giáo dục phổ thông.

Năm đầu tiên chỉ thay lớp 1

Bên cạnh đó, cũng có đề xuất thay đổi phương thức thực hiện. Thay vì thực hiện đồng loạt cả 3 lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 6, lớp 10) thì sẽ chỉ thực hiện từ lớp 1 trong năm đầu tiên đổi mới.

Theo ông Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng (gọi tắt Ủy ban) của Quốc hội, cho hay sau khi nghe báo cáo của Bộ GD-ĐT, quan điểm của Ủy ban là mặc dù nghị quyết của Quốc hội có nêu rõ về phương thức thực hiện, thời điểm triển khai, tuy nhiên đây là một công việc rất lớn, liên quan đến cả bậc học phổ thông, cả xã hội nên nguyên tắc là phải đảm bảo chất lượng, chuẩn bị kỹ lưỡng để khi triển khai thì phải đảm bảo thành công. Do vậy, Ủy ban thống nhất với đề nghị của Bộ, nhưng yêu cầu Bộ làm rõ cơ sở của việc lùi một năm và thay đổi phương thức triển khai chỉ thực hiện với lớp 1 từ năm học đầu tiên thay vì cả 3 lớp đầu cấp.

Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban, cũng nhấn mạnh: “Quan điểm của Ủy ban là cùng với Bộ làm sao có được một chương trình phổ thông tốt nhất chứ không gấp gáp. Một lần làm là một lần khó nên phải làm thế nào để tốt nhất cho học sinh. Cần tránh thay đổi nhiều trong GD-ĐT để gây ra những biến động trong xã hội, mặc dù những điều chúng ta làm vừa qua không phải là quá dở”.

Đánh giá bài viết
1 2.049
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo