Luật bảo hiểm xã hội mới nhất

Luật bảo hiểm xã hội mới nhất

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) mới nhất hiện nay với rất nhiều điểm mới như: Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; quy định về chế độ thai sản, và các quy định về chế độ hưu trí, BHXH thất nghiệp. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo để có thể nắm rõ về Luật BHXH hiện nay.

Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13

Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội và Luật bảo hiểm y tế

QUỐC HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Luật số: 58/2014/QH13Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014

LUẬT
BẢO HIỂM XÃ HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật bảo hiểm xã hội.

MỤC LỤC

Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội

Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội

Điều 6. Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội

Điều 7. Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

Điều 8. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

Điều 9. Hiện đại hóa quản lý bảo hiểm xã hội

Điều 10. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội

Điều 11. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính về bảo hiểm xã hội

Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp về bảo hiểm xã hội

Điều 13. Thanh tra bảo hiểm xã hội

Điều 14. Quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

Điều 15. Quyền và trách nhiệm của tổ chức đại diện người sử dụng lao động

Điều 16. Chế độ báo cáo, kiểm toán

Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm

Chương II. QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 18. Quyền của người lao động

Điều 19. Trách nhiệm của người lao động

Điều 20. Quyền của người sử dụng lao động

Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

Điều 22. Quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội

Điều 23. Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội

Chương III. BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

Điều 24. Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau

Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

Điều 27. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau

Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau

Điều 29. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau

Điều 30. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sả

Điều 32. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

Điều 35. Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

Điều 36. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi

Điều 37. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

Điều 40. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con

Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

Điều 42. Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Điều 44. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Điều 45. Giám định mức suy giảm khả năng lao động

Điều 46. Trợ cấp một lần

Điều 47. Trợ cấp hằng tháng

Điều 48. Thời điểm hưởng trợ cấp

Điều 49. Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

Điều 50. Trợ cấp phục vụ

Điều 51. Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Điều 52. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật

Điều 53. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí

Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng

Điều 57. Điều chỉnh lương hưu

Điều 58. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Điều 59. Thời điểm hưởng lương hưu

Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần

Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

Điều 63. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội

Điều 64. Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng

Điều 65. Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư

Điều 66. Trợ cấp mai táng

Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

Điều 68. Mức trợ cấp tuất hằng tháng

Điều 69. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần

Điều 70. Mức trợ cấp tuất một lần

Điều 71. Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chương IV. BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

Điều 72. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí

Điều 73. Điều kiện hưởng lương hưu

Điều 74. Mức lương hưu hằng tháng

Điều 75. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Điều 76. Thời điểm hưởng lương hưu

Điều 77. Bảo hiểm xã hội một lần

Điều 78. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, tạm dừng, hưởng tiếp lương hưuĐiều 79. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội

Điều 80. Trợ cấp mai táng

Điều 81. Trợ cấp tuất

Chương V. QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 82. Các nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội

Điều 83. Các quỹ thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội

Điều 84. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội

Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Điều 86. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động

Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Điều 88. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Điều 90. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội

Điều 91. Nguyên tắc đầu tư

Điều 92. Các hình thức đầu tư

Chương VI. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 93. Cơ quan bảo hiểm xã hội

Điều 94. Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội

Điều 95. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội

Chương VII. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 96. Sổ bảo hiểm xã hội

Điều 97. Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội

Điều 98. Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội

Điều 99. Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội

Điều 100. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau

Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản

Điều 103. Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản

Điều 104. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động

Điều 105. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Điều 106. Giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Điều 107. Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Điều 108. Hồ sơ hưởng lương hưu

Điều 109. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Điều 110. Giải quyết hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần

Điều 111. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất

Điều 112. Giải quyết hưởng chế độ tử tuất

Điều 113. Hồ sơ hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp và người bị Tòa án tuyên bố mất tích trở về

Điều 114. Giải quyết hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người bị Tòa án tuyên bố mất tích trở về

Điều 115. Chuyển nơi hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

Điều 116. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định

Điều 117. Hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội

Chương VIII. KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 118. Khiếu nại về bảo hiểm xã hội

Điều 119. Trình tự giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội

Điều 120. Tố cáo, giải quyết tố cáo về bảo hiểm xã hội

Điều 121. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Điều 122. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội

Chương IX. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 123. Quy định chuyển tiếp

Điều 124. Hiệu lực thi hành

Điều 125. Quy định chi tiết

Một số quy định mới của Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất

Những điểm mới đáng chú ý như: Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bổ sung chế độ thai sản đối với nam giới, quy định về bảo hiểm hưu trí bổ sung,...

1. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Luật BHXH 2014 mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc gồm: người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn từ đủ 1 đến dưới 3 tháng; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc từ ngày 01/01/2018.

2. Quy định mới về chế độ thai sản

Thứ nhất, về điều kiện hưởng chế độ thai sản

Luật BHXH mới lần này đã bổ sung thêm các trường hợp hưởng chế độ thai sản như: Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Ngoài ra, Luật còn sửa đổi điều kiện hưởng chế độ thai sản trong trường hợp lao động nữ có thời gian đóng BHXH từ đủ 12 tháng nhưng vì lý do thai không bình thường phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chỉ cần đảm bảo điều kiện đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Thứ hai, bổ sung quy định về chế độ thai sản của nam giới

Điểm mới đáng chú ý nhất trong Luật BHXH 2014 là quy định Người lao động nam có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 5 ngày làm việc đối với trường hợp sinh thường và 7 ngày làm việc đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; 10 ngày làm việc nếu sinh đôi và thêm 3 ngày/1con nếu sinh 3 trở lên; 14 ngày làm việc nếu sinh 2 trở lên mà phải phẫu thuật.

Thứ ba, về thời gian hưởng chế độ khi sinh con

• Sửa đổi quy định trong trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Trường hợp mẹ đóng BHXH bắt buộc nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH theo quy định mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

• Bổ sung quy định trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không có đủ sức khỏe để chăm sóc con, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thẩm quyền thì người cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

3. Quy định mới về chế độ hưu trí

Thứ nhất, về điều kiện hưởng lương hưu

Luật BHXH 2014 bổ sung quy định lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu (tuy nhiên, nếu lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở thì không được bù bằng mức lương cơ sở).

Đối với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi, Luật BHXH 2014 đã quy định chi tiết lộ trình tăng tuổi hưởng lương hưu đối với nhóm bị suy giảm khả năng lao động.

Ví dụ:Từ ngày 01/01/2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu với mức thấp hơn do nghỉ hưu trước tuổi quy định. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi thì nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn do nghỉ hưu trước tuổi quy định.

Thứ hai, bổ sung quy định về Bảo hiểm hưu trí bổ sung

Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách BHXH mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong BHXH bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật và được Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động và NLĐ tham gia.

4. Các quy định về bảo hiểm thất nghiệp tại Luật BHXH 2006 được chuyển sang điều chỉnh bởi Luật Việc làm 2014.

Như vậy, Luật Bảo Hiểm 2014 đã có rất nhiều điểm khác, đặc biệt Luật lần này có nhiều điểm ưu đãi, mở rộng chế độ cho Người lao động. Đặc biệt, vấn đề hưởng thai sản đối với nam giới là một điểm nhấn quan trọng trong Luật Bảo Hiểm lần này.

Đánh giá bài viết
1 1.833
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo