Lập vi bằng hết bao nhiêu tiền?

Lập vi bằng hết bao nhiêu tiền? Đây hẳn là câu hỏi nhiều người quan tâm bởi trong thời gian gần đây xuất hiện nhiều trường hợp lập vi bằng để làm chứng cứ khi thực hiện việc kiện cáo.

Vậy, vi bằng là gì? Các bước lập vi bằng và chi phí của việc lập vi bằng là bao nhiêu?

1. Vi bằng là gì?

Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

=> Vi bằng là một dạng văn bản ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật do cơ quan thừa phát lại thực hiện

2. Lập vi bằng hết bao nhiêu tiền?

Lập vi bằng hết bao nhiêu tiền?

Chi phí lập vi bằng được quy định tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Chi phí này không được quy định cố định mà do cơ quan thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng thỏa thuận với nhau. Cụ thể:

- Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc.

- Văn phòng Thừa phát lại quy định và phải niêm yết công khai chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án, trong đó xác định rõ mức tối đa, mức tối thiểu, nguyên tắc tính.

Trên cơ sở chi phí đã niêm yết, người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận thêm về chi phí thực hiện theo công việc hoặc theo giờ làm việc và các khoản chi phí thực tế phát sinh bao gồm:

+ Chi phí đi lại;

+ Phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin;

+ Chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác (nếu có).

Lưu ý: Chi phi lập vi bằng phải được ghi nhận trong hợp đồng giữa Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu

3. Vi bằng có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không quy định vấn đề vi bằng có giá trị trong thời hạn bao lâu

=> Nếu không vi phạm các trường hợp không được lập vi bằng, không bị tòa án hủy bỏ thì vi bằng vẫn có giá trị

Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

4. Thủ tục lập vi bằng

Thủ tục lập vi bằng được quy định tại điều 39 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:

1. Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.

Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.

2. Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

3. Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.

4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.

Bước 1: Liên hệ văn phòng thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng.

Người muốn lập vi bằng sẽ điền vào Phiếu yêu cầu lập vi bằng. Văn phòng thừa phát lại sẽ kiểm tra tính hợp pháp của yêu cầu lập vi bằng.

Bước 2: Thỏa thuận

Các bạn sẽ thỏa thuận với thừa phát lại những nội dung sau:

  • Nội dung cần lập vi bằng;
  • Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
  • Chi phí lập vi bằng;
  • Các thỏa thuận khác, nếu có.

Việc thỏa thuận lập vi bằng sẽ được lập thành 02 bản, người có yêu cầu lập vi bằng sẽ giữ 01 bản, văn phòng thừa phát lại sẽ giữ 01 bản.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng

Thừa phát lại có quyền yêu cầu người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng nếu thấy cần thiết. Thừa phát lại sẽ ghi nhận sự kiện mà mình chứng kiến một cách khách quan, trung thực.

Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng:

- Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;

- Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng;

- Người tham gia khác (nếu có);

- Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng;

- Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;

- Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;

- Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.

Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp trực thuộc để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.

Bước 4: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng

Trước khi giao vi bằng, thừa phát lại (hoặc thư ký nghiệp vụ) đề nghị khách hàng ký vào sổ bàn giao vi bằng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Lập vi bằng hết bao nhiêu tiền? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 375
0 Bình luận
Sắp xếp theo