Không thực hiện quyết định tạm đình chỉ cơ sở ăn uống phạt hành chính tối đa bao nhiêu?

Không thực hiện quyết định tạm đình chỉ cơ sở ăn uống phạt hành chính tối đa bao nhiêu? Để đảm bảo kiểm soát dịch bệnh, ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của Covid-19, nhiều địa bàn đã áp dụng biện pháp giãn cách, yêu cầu các hàng quán phải tạm đóng cửa. Tuy nhiên vì vấn đề lợi nhuận, nhiều chủ cơ sở kinh doanh không thực hiện việc tạm đình chỉ mà vẫn tiếp tục kinh doanh. Hành vi này bị xử phạt như thế nào?

1. Không thực hiện quyết định tạm đình chỉ cơ sở ăn uống phạt hành chính tối đa bao nhiêu?

Cá nhân không thực hiện quyết định tạm đình chỉ cơ sở ăn uống bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 3 điều 12 Nghị định 117/2020 như sau:

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;

=> Cá nhân không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ cơ sở ăn uống bị phạt tối đa đến 20.000.000 đồng, mức phạt này sẽ gấp đôi đối với đối tượng vi phạm là tổ chức.

2. Cá nhân không thực hiện quyết định tạm đình chỉ cơ sở ăn uống có bị đi tù không?

Không thực hiện quyết định tạm đình chỉ cơ sở ăn uống phạt hành chính tối đa bao nhiêu?

Ngoài việc xử phạt hành chính theo mức phạt tại mục 1 bài này, chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nếu không thực hiện quyết định biện pháp tạm đình chỉ theo quy định của pháp luật mà gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Điều 295. Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người

1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

d) Là người có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

=> Cá nhân không thực hiện quyết định tạm đình chỉ cơ sở ăn uống có thể chịu hình phạt tù lên đến 12 năm.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Không thực hiện quyết định tạm đình chỉ cơ sở ăn uống phạt hành chính tối đa bao nhiêu? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 136
0 Bình luận
Sắp xếp theo