Không đăng ký địa điểm kinh doanh có bị phạt không?

Kinh doanh đang là một ngành nghề được nhiều người lựa chọn. Thế nhưng mọi người đã nắm được các quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh chưa?

Trong bài viết này, Hoatieu.vn sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi "Không đăng ký địa điểm kinh doanh có bị phạt không?" theo quy định hiện hành tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2020 (có hiệu lực từ 1/1/2021)

Không đăng ký địa điểm kinh doanh có bị phạt không?

1. Không đăng ký địa điểm kinh doanh có được không?

Có bắt buộc phải đăng ký địa điểm kinh doanh không? hẳn là câu hỏi được nhiều người vừa bắt đầu khởi nghiệp quan tâm.

Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ:

Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

=> Việc đăng ký kinh doanh là bắt buộc

=> Không đăng ký địa điểm kinh doanh sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật

2. Mức xử phạt khi không đăng ký địa điểm kinh doanh

Vậy, Không đăng ký kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?

Điều 37 Nghị định 50/2016/NĐ-CP và Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định mức phạt khi không đăng ký địa điểm kinh doanh như sau:

LỗiMức phạt
Kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
Kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.

3. Xử phạt vi phạm chậm thay đổi đăng ký kinh doanh

Điều 25 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm chậm thay đổi đăng ký kinh doanh như sau:

Thời gian chậmMức phạt
01 đến 30 ngày1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
31 đến 90 ngày5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
91 ngày trở lên10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

4. Hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh

Để đăng ký địa điểm kinh doanh cần các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ :

Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm:

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh;
  • Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh nếu người đứng đầu địa điểm không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty;
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty mẹ;
  • Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ;
  • Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Có 02 cách thức để nộp hồ sơ, cụ thể:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh hoặc chi nhánh.
  • Cách 2: Đăng ký qua mạng tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh (đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phải đăng ký qua mạng).

Bước 3: Nhận kết quả

  • Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc
  • Lệ phí giải quyết:

- 50.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh (theo Thông tư 47/2019/TT-BTC).

- Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử.

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc quy định pháp luật liên quan vấn đề Đăng ký địa điểm kinh doanh. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan: 

Đánh giá bài viết
2 109
0 Bình luận
Sắp xếp theo