Khởi kiện ngoại tình 2024 như thế nào?

Ngoại tình là những hành vi phổ biến và nhận được nhiều sự quan tâm. Mối quan hệ không bền vững, có thể tại đối phương nhưng cũng có khi là do chính bản thân mình. Vậy nếu muốn Khởi kiện ngoại tình 2024 có được không? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

1. Ngoại tình là gì?

Ngoại tình được hiểu là hành vi của của một người khi đã kết hôn mà còn có hành vi dấu diếm để qua lại với người khác ở bên ngoài, tiến tới hành vi quan hệ tình dục bất chính với người khác mà không phải vợ hay chồng hợp pháp của mình, không chung thủy trong mối quan hệ vợ chồng.

Khi gặp bạn đời ngoại tình, có hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng bạn có thể tiến hành khởi kiện ngoại tình.

2. Thủ tục tố cáo ngoại tình

2.1. Hình thức tố cáo ngoại tình

Bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.

Nếu bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ.

Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

2.2. Thẩm quyền giải quyết tố cáo ngoại tình

UBND cấp xã, Phòng tư pháp cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện, Cơ quan cảnh sát điều tra cấp có thẩm quyền,…

2.3. Thời hạn giải quyết tố cáo ngoại tình

Thời hạn giải quyết tố cáo thông thường là 60 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày

Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn thời hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.

Khởi kiện ngoại tình 2021 như thế nào?

3. Thủ tục ly hôn khi có bằng chứng ngoại tình

Hồ sơ ly hôn

Trình tự thực hiện

  • Nộp đơn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn và kèm theo đơn khởi kiện là photo những chứng cứ ngoại tình và những giấy tờ chứng minh cho quan hệ hôn nhân, tài sản của 2 vợ chồng đến Tòa án nhân dân quận, huyện nơi bị đơn cư trú;
  • Tòa án xem xét và thụ lý vụ án để giải quyết;
  • Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn;
  • Tòa án xét xử phúc thẩm nếu có đơn kháng cáo hoặc kháng nghị.

4. Một số câu hỏi liên quan khác về ngoại tình

4.1 Thế nào là bằng chứng ngoại tình? 

Bằng chứng ngoại tình hay còn gọi là chứng cứ, trong đó:

Bằng chứng là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Bằng chứng ngoại tình là các chứng cứ bạn chứng minh được, chồng hoặc vợ của bạn đang thực hiện hành vi chung sống với một người khác như vợ chồng ngoài bạn. Đó có thể là hình ảnh, tin nhắn, … giữa chồng, vợ bạn và người đó.

4.2 Có thể kiện chồng và bồ về tội ngoại tình không?

Bạn khó có thể kiện chồng và bồ về hành vi ngoại tình của họ, bởi việc ngoại tình mà chưa dẫn đến hậu quả nghiêm trọng thì kiện họ về tội xâm phạm chế độ một vợ một chồng là rất khó.

Bạn chỉ có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn mà thôi. Như vậy, khó có thể khởi kiện hành vi ngoại tình.

4.3 Hành vi đánh ghen lột đồ người khác sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo quy định của pháp luật thì hành vi đánh ghen lột đồ vi phạm một số Điều tại Bộ luật hình sự 2015 như sau:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Như vậy hành vi làm nhục người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Ngoài ra còn có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm tùy mức độ vi phạm. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền khi gây ra thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác:

Căn cứ theo điều 592 Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Như vậy, bạn còn có thể phải bồi thường họ trong trường hợp bạn xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của họ. Hơn nữa, hành vi đánh ghen có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "làm nhục người khác" và có thể bị truy cứu thêm tội "cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác" nếu có đủ dấu hiệu phạm tội.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Quy định xử lý Đảng viên ngoại tình, Người ngoại tình sẽ bất lợi khi chia tài sản ly hôn từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
11 1.273
0 Bình luận
Sắp xếp theo