Khi trông thấy bạn cùng lứa tuổi với em đang lấy trộm tiền của một người em sẽ làm gì?

Trong tình huống khi trông thấy bạn cùng lứa tuổi với em đang lấy trộm tiền của một người em sẽ làm gì? Đây là tình huống thường xuyên xảy ra đối với trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên và cả người lớn. Vậy cách giải quyết của chúng ta khi rơi vào trường hợp đó như thế nào? Hoatieu.vn sẽ giúp bạn đọc về vấn đề này.

1. Khi trông thấy bạn cùng lứa tuổi với em đang lấy trộm tiền của một người em sẽ làm gì?

Trẻ em từ khi còn nhỏ đều được chỉ bảo, dạy dỗ, giáo dục nhân cách bởi gia đình, nhà trường. Những thói hư tật xấu là hiện tượng không thể tránh khỏi nếu mỗi con người không tự nhận thức và tránh xa những tác động xấu đó.

Quay trở lại với tình huống khi trông thấy bạn cùng lứa tuổi với em đang lấy trộm tiền của một người em sẽ làm gì?

Phương án giải quyết: Nếu trong hoàn cảnh chỉ có 2 người là bạn lấy trộm tiền và em thì em sẽ lập tức ngăn cản hành vi ăn trộm và yêu cầu bạn ấy trả lại số tiền đó. Đồng thời giải thích cho bạn hiểu đây là hành vi rất xấu. Chỉ cần một lần bạn thực hiện hành vi này, tiếng xấu sẽ đi theo bạn bởi bạn bè sẽ không ai muốn làm bạn với người đã lấy trộm tiền. Hơn nữa, đây cũng là tội trộm cắp tài sản của người khác sẽ bị Công an bắt giữ và điều tra.

Nếu bạn ấy không nghe lời khuyên mà vẫn tiếp tục hành vi này, em sẽ tố cáo hành vi lấy trộm tiền cho người mất tiền, gia đình của bạn và cả cơ quan công an gần nhất để gia đình, nhà trường có cách giáo dục tốt nhất đối với bạn, để bạn không bị sa đà vào con đường tội phạm.

Khi trông thấy bạn cùng lứa tuổi với em đang lấy trộm tiền của một người em sẽ làm gì?

2. Quyền sở hữu tài sản là gì?

Theo quy định của pháp luật, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Chủ sở hữu hợp pháp của tài sản được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản được quy định tại Điều 186 Bộ luật dân sự 2015.

Điều 186. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu

Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Ngoài quyền chiếm hữu còn phát sinh thêm quyền sử dụng đối với tài sản, chủ sở hữu có quyền chuyển giao quyền này cho người khác căn cứ Điều 189 Bộ luật dân sự 2015.

Điều 189. Quyền sử dụng

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Một quyền không thể thiếu trong quyền sở hữu tài sản, khẳng định quyền sở hữu cao nhất đối với tài sản của mình chính là quyền định đoạt. Quyền định đoạt được định nghĩa như sau:

Điều 192. Quyền định đoạt

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Chủ sở hữu hợp pháp của tài sản được pháp luật trao cho 3 quyền này trong nhóm quyền sở hữu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu. Người khác có hành vi chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, làm hư hỏng tài sản, hay các dạng hành vi khác gây thiệt hại tới tài sản đều được cho là xâm phạm tới quyền sở hữu của chủ sở hữu và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:

34. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 173 như sau:

“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.”.

Như vậy, theo quy định trên người nào trộm tiền từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc với trường hợp trộm tiền dưới 2 triệu đồng nhưng tái phạm, phạm tội nhiều lần, đã bị kết án, đã bị phạt hành chính hay các yếu tố khác như ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, tài sản là phương tiện kiếm sống chính của họ, tài sản là di vật cổ vật thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Căn cứ vào mức độ và tính chất, tội trộm cắp tài sản có thể bị phạt lên tới 20 năm.

Như vậy, bài viết trên đã phân tích cụ thể về Khi trông thấy bạn cùng lứa tuổi với em đang lấy trộm tiền của một người em sẽ làm gì? Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời các bạn cùng tìm hiểu một số vấn đề liên quan mục Dân sự thuộc chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của Hoatieu.vn như:

Đánh giá bài viết
1 1.177
0 Bình luận
Sắp xếp theo