Khi nào được tạm giữ người theo thủ tục hành chính?

Khi nào được tạm giữ người theo thủ tục hành chính?

Chỉ trong vài tình huống cụ thể được quy định thì công an mới được quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Để tạm giữ người, cơ quan chức năng phải có quyết định bằng văn bản và thông báo rõ ràng cho người dân được biết. Dưới đây là các quy định về tạm giữ người theo thủ tục hành chính mà HoaTieu.vn đã cập nhật.

Mẫu lệnh bắt và tạm giam của tòa án

Mẫu đơn xin bảo lãnh cho bị can tại ngoại

Luật thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13

Quyền tự do đi lại là một trong những quyền căn bản của con người và cũng được Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định tại điều 23. Hơn nữa điều 20 cũng quy định không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án hoặc của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định. Vì vậy khi quyền này bị hạn chế bởi việc giam giữ thì cơ quan thực hiện việc tạm giam, tạm giữa phải tuân theo các quy định của pháp luật một cách chặt chẽ.

Trường hợp tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Ngoài những quy định về việc tạm giữ người theo tố tụng hình sự, một số vi phạm hành chính cũng có thể khiến người vi phạm bị tạm giữ theo điều 122, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 112/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2016/NĐ-CP có hiệu lực vào ngày 2/5/2016).

Khi nào được tạm giữ người theo thủ tục hành chính?

Với trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới mà người vi phạm có dấu hiệu bỏ trốn, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm, gây cản trở việc xử lý vi phạm được áp dụng với những hành vi xuất, nhập khẩu:

  • hàng hoá cấm;
  • hàng hoá có điều kiện mà không có giấy phép;
  • không làm thủ tục hải quan;
  • không có hoá đơn, chứng từ;
  • không có tem nhập khẩu;
  • buôn bán qua biên giới vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật;
  • vận chuyển hàng hoá qua biên giới trái pháp luật;
  • và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Thời hạn tạm giữ

Trường hợp tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Trong mọi trường hợp, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền (khi tạm giữ, khi kéo dài, khi chấm dứt trước thời hạn...). Nghiêm cấm việc tùy tiện tạm giữ người không có quyết định bằng văn bản.

Thời hạn tạm giữ hành chính

Ra quyết định

Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.

Những người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người vi phạm hành chính bao gồm: Trưởng Công an phường, huyện; Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, sắt, thuỷ...; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên; Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu...; Đội trưởng Đội kiểm lâm...; Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng; Thẩm phán chủ tọa phiên tòa

Ký xác nhận

Khi hết thời hạn tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải chấm dứt ngay việc tạm giữ và phải ghi vào sổ theo dõi tạm giữ hành chính, có chữ ký xác nhận của người bị tạm giữ.

Nếu người bị tạm giữ từ chối ký xác nhận thì người ra quyết định tạm giữ phải lập biên bản và ghi rõ lý do vào biên bản, biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến (nếu có), người lập biên bản, người đã ra quyết định tạm giữ.

Thông báo

Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của họ biết.

Trong trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vào ban đêm hoặc giữ trên 6 tiếng, thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết.

Nếu không thể thông báo được thì phải báo cho người bị tạm giữ biết và ghi vào sổ theo dõi người bị tạm giữ hành chính.

Công an được tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong trường hợp nào?

Quyền của người bị tạm giữ

Ngoài những quyền trên, người bị tạm giữ còn có nghĩa vụ:

Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định tạm giữ, nội quy, quy định của nơi tạm giữ;

Tuân thủ yêu cầu, mệnh lệnh của người ra quyết định tạm giữ và người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ nơi tạm giữ;

Khai báo thành khẩn những hành vi vi phạm pháp luật của mình và của những người khác có liên quan;

Không được đưa vào nơi tạm giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, điện thoại di động, văn hóa phẩm độc hại, rượu bia và các chất gây nghiện khác hoặc các vật dụng có thể ảnh hưởng đến trật tự, an toàn nơi tạm giữ.

Đánh giá bài viết
1 557
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo