Kế Hoạch Kiểm Tra Nội Bộ Của Tổ Chuyên Môn

Kế Hoạch Kiểm Tra Nội Bộ Của Tổ Chuyên Môn

Mẫu kế hoạch kiểm tra nội bộ của tổ chuyên môn là biểu mẫu kế hoạch được lập ra để kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra thường xuyên, tổ chuyên môn đánh giá được năng lực của mỗi cá nhân từ đó tư vấn, giúp đỡ đội ngũ từng bước hoàn thiện năng lực sư phạm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

KẾ HOẠCH

Thực hiện công tác kiểm tra năm học ……………..

Căn cứ Kế hoạch số …………. ngày …………. kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học ………….. của trường …………………;

Nay tổ…………… lập và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ TCM năm học ………… với những nội dung như sau:

I/. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

Đối với giáo viên thông qua việc kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra thường xuyên, TCM đánh giá được thực trạng, năng lực của mỗi cá nhân từ đó tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ đội ngũ từng bước hoàn thiện năng lực sư phạm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Đối với TCM thông qua việc KT các nội dung, đối chiếu với các quy định để đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ. Từ đó điều chỉnh KH để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. Yêu cầu:

TT.TCM có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kiểm tra, công khai kế hoạch kiểm tra nội bộ TCM và tổ chức thực hiện.

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên khi tổ chức kiểm tra hồ sơ giáo viên;

Đánh giá, xếp loại hồ sơ GV sau mỗi lần kiểm tra.

II/. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP TỰ KIỂM TRA

1/. Hình thức kiểm tra:

- Kiểm tra thường xuyên.

- Kiểm tra đột xuất.

2/. Phương pháp kiểm tra:

- Phương pháp quan sát (đàm thoại, phỏng vấn).

- Phương pháp phân tích tài liệu.

3/. Đánh giá xếp loại sau kiểm tra:

Nhận xét đánh giá ưu điểm, nhược điểm, đưa ra kiến nghị đề xuất các nội dung cho đối tượng kiểm tra phải thực hiện, xếp loại mức độ hoàn thành các nội dung đã kiểm tra.

III/. NỘI DUNG TỰ KIỂM TRA

1/ Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn:

Hình thức kiểm tra: 1 lần/học kỳ

a) Nội dung:

Thực hiện hồ sơ sổ sách theo quy định;

Thực hiện nội dung chương trình (Gv dạy tới tuần……);

b) Biện pháp:

- Triển khai các loại hồ sơ sổ sách theo quy định.

- Kiểm tra các kế hoạch của TCM, kế hoạch cá nhân, kế hoạch bộ môn.

- Kiểm tra nội dung sinh hoạt, nội dung các chuyên đề chuyên môn; việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ GV, nhân viên; bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo HS yếu kém của tổ.

2/ Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn:

Đối tượng kiểm tra: giáo viên trực tiếp giảng dạy.

Hình thức kiểm tra: kiểm tra thường xuyên (1 lần/tháng/TCM)

Kiểm tra hồ sơ GV:

1. Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục.

2. Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học theo quy định.

3. Kiểm tra học sinh và chấm bài theo quy định.

4. Bảo đảm thực hành, thí nghiệm.

5. Bảo đảm các hồ sơ chuyên môn theo quy định.

6. Tự bồi dưỡng và tham dự các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ.

7. Tuân thủ quy định về dạy thêm, học thêm.

3/ Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục; việc quản lý, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị dạy học.

Đối tượng kiểm tra: giáo viên trực tiếp giảng dạy.

Hình thức kiểm tra: kiểm tra chuyên đề 1 lần/1GV/năm học

Nội dung kiểm tra:

(1)/ Việc thực hiện quy chế chuyên môn:

1. Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục.

2. Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học theo quy định.

3. Kiểm tra học sinh và chấm bài theo quy định.

4. Bảo đảm thực hành, thí nghiệm.

5. Bảo đảm các hồ sơ chuyên môn theo quy định.

6. Tự bồi dưỡng và tham dự các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ.

7. Tuân thủ quy định về dạy thêm, học thêm.

(2)/ Trình độ nghiệp vụ sư phạm: Dự 01 tiết dạy

(3)/ Kết quả giảng dạy:

- Điểm Kiểm Tra hoặc kết quả đánh giá môn học của HS từ đầu năm học đến thời điểm TT.

- Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh của cán bộ thanh tra.

Đánh giá xếp loại khi kết thúc kiểm tra

Áp dụng chuẩn đã ban hành để đánh giá, xếp loại 03 nội dung sau vào một trong bốn loại: tốt, khá, đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu (riêng xếp loại giờ dạy thay tốt bằng giỏi).

(1) Đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn:

Đánh giá chung việc thực hiện quy chế chuyên môn xếp vào loại nào thì 03 yêu cầu (1,2,3) phải đạt loại đó trở lên, 04 yêu cầu còn lại có thể thấp hơn 1 bậc.

(2) Đánh giá trình độ nghiệp vụ sư phạm: căn cứ vào kết quả xếp loại giờ dạy đã được cán bộ kiểm tra dự và rút kinh nghiệm với giáo viên.

(3) Đánh giá kết quả giảng dạy

Việc đánh giá kết quả giảng dạy thông qua đánh giá kết quả học tập của HS, căn cứ vào điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá bằng nhận xét từng môn học của gv, kết quả kiểm tra khảo sát của cán bộ k/tra, so sánh với chất lượng chung toàn trường.

* Đánh giá chung và xếp loại giáo viên khi kết thúc kiểm tra

- Nguyên tắc đánh giá: Căn cứ 3 nội dung kiểm tra.

- Giáo viên được xếp loại nào thì cả hai nội dung 1, 2 đều phải được xếp từ loại đó trở lên. Nội dung 3 (kết quả giảng dạy) có thể thấp hơn một bậc.

Trên đây là kế hoạch kiểm tra cán bộ, giáo viên và TCM. Rất mong sự hợp tác cùng thực hiện của các thầy, cô giáo để hoàn thành nhiệm vụ năm học …………...

Nơi nhận:

- Ban lãnh đạo (báo cáo);

- GV trong tổ (thực hiện);

- VT (lưu)

HIỆU TRƯỞNG

TỔ TRƯỞNG TCM

Đánh giá bài viết
1 18.215
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo