Hướng dẫn thanh tra thi trung học phổ thông quốc gia năm 2015

Hướng dẫn thanh tra thi trung học phổ thông quốc gia năm 2015

Bộ Giáo dục và đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra kỳ thi THPT Quốc gia 2015 bao gồm các công tác chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo, thanh tra xử lý vi phạm quy chế thi, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi. Thanh tra thi trung học phổ thông Quốc gia năm 2015 được quy định trong Hướng dẫn số 350/HD-BGDĐT.

BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

Số: 350/HD-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2015

HƯỚNG DẪN
Thanh tra thi trung học phổ thông quốc gia năm 2015

Căn cứ Quyết định số 41/2006/QĐ-BGDĐT ngày 16/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi; Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26/02/2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia (gọi là Quy chế thi THPT quốc gia); Công văn số 1388/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 25/3/2015 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn thực hiện Quy chế thi trong tổ chức thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT hướng dẫn thanh tra thi THPT quốc gia năm 2015 như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Giúp cơ quan quản lý nắm thông tin về việc tổ chức thi và việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân tham gia kỳ thi; ứng phó với tình huống bất thường; chủ động phòng ngừa tiêu cực; phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý sai phạm (nếu có), góp phần đảm bảo cho kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.

b) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến kỳ thi.

2. Yêu cầu

a) Chính xác, kịp thời, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ; không làm thay nhiệm vụ của Hội đồng thi, không làm cản trở hoạt động bình thường của đơn vị, tổ chức và cá nhân tham gia kỳ thi.

b) Cán bộ, công chức, viên chức được trưng tập tham gia thanh tra thi phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
  • Nắm vững Quy chế thi, nghiệp vụ thi và nghiệp vụ thanh tra thi;
  • Không có cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột; cha, mẹ, anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng tham dự kỳ thi tại địa điểm được thanh tra;
  • Không đang trong thời gian bị kỷ luật hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Bị xử lý nghiêm nếu mắc sai phạm trong hoạt động thanh tra thi.

II. NỘI DUNG THANH TRA

Thực hiện theo Điều 6 Quyết định số 41/2006/QĐ-BGDĐT ngày 16/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi, trong đó cần tập trung thanh tra những nội dung sau:

1. Thanh tra công tác chuẩn bị thi

  • Việc quán triệt và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức kỳ thi;
  • Việc thành lập các ban của Hội đồng thi;
  • Việc tiếp nhận đăng ký thi và lập hồ sơ thi;
  • Việc chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện tổ chức thi;
  • Việc tổ chức học quy chế thi, tập huấn nghiệp vụ thi cho các thành phần tham gia kỳ thi;
  • Việc tổ chức in sao đề thi (nếu có); Việc tổ chức vận chuyển và bàn giao đề thi, bài thi;
  • Việc tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác chuẩn bị thi.

2. Thanh tra công tác coi thi

  • Việc điều hành của lãnh đạo Hội đồng thi và phối hợp giữa các Ban của Hội đồng thi trong công tác coi thi;
  • Việc điều hành của Trưởng Điểm thi;
  • Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ coi thi và các thành viên khác trong Ban coi thi;
  • Việc thực hiện quy chế thi của thí sinh;
  • Việc tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác coi thi.

3. Thanh tra công tác chấm thi

  • Việc chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho công tác chấm thi;
  • Việc điều hành của lãnh đạo Hội đồng thi và phối hợp giữa các Ban của Hội đồng thi trong công tác chấm thi;
  • Việc thực hiện quy định về làm phách, quản lý bài thi, quản lý điểm thi;
  • Việc điều hành của Trưởng Ban Chấm thi;
  • Việc điều hành của Tổ trưởng chấm thi, chấm kiểm tra;
  • Việc thực hiện các quy định về chấm thi của cán bộ chấm thi (bài thi trắc nghiệm và bài thi tự luận), cán bộ chấm kiểm tra;
  • Việc tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác chấm thi.

4. Thanh tra phúc khảo

  • Việc thực hiện các nội dung quy định tại Điều 29 và Điều 30 Chương VII Quy chế thi THPT quốc gia;
  • Việc tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác phúc khảo.
Đánh giá bài viết
1 117
0 Bình luận
Sắp xếp theo