Hướng dẫn dùng thuốc điều trị Covid-19 tại nhà cho trẻ

Hướng dẫn điều trị trẻ em mắc COVID-19 mức độ nhẹ tại nhà

Hiện tại việc triển khai tiêm phòng vắc xin Covid19 mới được triển khai đối với nhóm trẻ lớn từ 12-17 tuổi. Chính vì vậy việc phòng tránh và chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ trước đại dịch Covid19 là rất cần thiết. Mới đây Sở Y tế Tp HCM đã ban hành Công văn 8728/SYT-NVY TP.HCM 2021 Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0. Trong có nội dung quan trọng về hướng dẫn điều trị trẻ em mắc COVID-19 mức độ nhẹ tại nhà.

Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi.

Hướng dẫn sử dụng gói thuốc điều trị covid-19 tại nhà cho trẻ em trên 1 tuổi

Hướng dẫn điều trị trẻ em mắc COVID-19 mức độ nhẹ tại nhà

- Nằm phòng riêng.

- Áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ ≥ 2 tuổi

- Điều trị triệu chứng:

+ Hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38.5° C: Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần mỗi 6 giờ.

+ Thuốc điều trị ho: Ưu tiên dùng thuốc ho thảo dược.

- Uống nhiều nước.

- Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ.

- Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.

- Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn).

- Theo dõi:

+ Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt.

+ Đo SpO2 (nếu có thiết bị) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.

- Khai báo y tế hàng ngày qua ứng dụng “Y tế HCM” hoặc qua phiếu tự theo dõi sức khỏe, báo nhân viên y tế khi có dấu hiệu cảnh báo.

Hướng dẫn sử dụng gói thuốc trẻ em điều trị COVID-19 tại nhà (dùng trong 07 ngày):

Độ tuổi trẻ em

Dạng thuốc

Liều thuốc mỗi lần

< 1 tuổi

Paracetamol bột 80mg

1 gói x 4 lần/ ngày

Từ 1 đến dưới 2 tuổi

Paracetamol bột 150mg

1 gói x 4 lần/ ngày

Từ 2 đến dưới 5 tuổi

Paracetamol bột 250mg

1 gói x 4 lần/ ngày

Từ 5 đến 12 tuổi

Paracetamol viên 325mg

1 viên x 4 lần/ ngày

Trên 12 tuổi

Paracetamol viên 500mg

1 viên x 4 lần/ ngày

* Ghi chú: Uống Paracetamol khi sốt trên 38.5°C, có thể lặp lại mỗi 04 giờ đến 06 giờ nếu vẫn còn sốt.

Dấu hiệu cảnh báo:

■ Triệu chứng bất thường cần báo nhân viên y tế của Trạm y tế, Trạm y tế lưu động:

- Sốt > 38°C

- Đau rát họng, ho

- Tiêu chảy

- Trẻ mệt, không chịu chơi

- Tức ngực

- Cảm giác khó thở

- SpO2 < 96% (nếu đo được)

- Ăn/bú kém

■ Dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã, phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

- Thở nhanh theo tuổi* - Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống

- Cánh mũi phập phồng - Tím tái môi đầu chi

- Rút lõm lồng ngực - SpO2 < 95% (nếu đo được)

* Ghi chú: Thở nhanh theo tuổi: Trẻ 1-5 tuổi: ≥ 40 lần/phút, 5-12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, > 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 353
0 Bình luận
Sắp xếp theo