Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là?

Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là? Hệ mạch rây vận chuyển các chất tan nào? Việc vận chuyển của dòng mạch rây được thực hiện thế nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là?

Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là Saccarôzơ.

Trong đó Saccarôzơ là Sucroza hay saccarôzơ, saccharose là một disacarit (glucose + fructose) với công thức phân tử C_{12}H_{22}O_{11}. Saccarôzơ được hình thành từ thực vật.

2. Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là gì?

Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là gì?

Dòng mạch rây (còn gọi là dòng đi xuống) vận chuyển các chất hữu cơ từ các tế bào quang hợp trong phiến lá vào cuống lá rồi đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ (rễ, hạt, củ, quả...).

Saccarôzơ, axit amin... là các chất hữu cơ, do vậy saccarôzơ, axit amin...và một số ion khoáng được sử dụng lại sẽ được vận chuyển qua dòng mạch rây.

=> Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là saccarôzơ, axit amin...và một số ion khoáng được sử dụng lại.

3. Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào cái gì?

Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào chênh lệch nồng độ ion.

Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào chênh lệch nồng độ ion vì đó là sự hấp thu thụ động nên sẽ dựa vào sự chênh lệch nồng độ ion (các ion sẽ đi từ nơi có nồng độ cao trong đất vào tế bào lông hút).

4. Dòng mạch rây có tác dụng gì?

Trong thực vật, mạch rây có vai trò vận chuyển các chất hữu cơ từ trong cây.

Các đặc điểm của mạch rây:

- Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm.

Trong đó:

  • Tế bào ống rây không nhân, ít bào quan, chất nguyên sinh, tế bào chuyên hóa cao cho sự vận chuyển các chất.
  • Tế bào kèm nhân to, nhiều ti thể, chất nguyên sinh đặc, không bào nhỏ làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho các tế bào ống rây.

- Thành phần của dịch mạch rây chủ yếu là đường saccarôzơ, các axit amin, vitamin, hoocmôn thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP…), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều kali.

- Động lực của dòng mạch rây:

  • Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả…).
  • Mạch rây nối các tế bào của cơ quan nguồn với các tế bào của cơ quan chứa giúp dòng mạch rây chảy từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp.

5. Phân biệt mạch gỗ và mạch rây

Mạch gỗ và mạch rây khác nhau ở những điểm sau:

Tiêu chíMạch gỗMạch rây
Cấu tạoBao gồm mạch ống và quản bàoGồm ống rây và tế bào kèm
Đặc điểm tế bào

Các tế bào chết, không có màng và bào quan

Vách tế bào được linhin hóa nên bền chắc, đầu và cuối vách bên có các lỗ nhỏ

Gồm các tế bào sống, có màng và bào quan

Tế bào rây không nhân

Tế bào kèm nhiều nhân, ti thể

Đặc điểm cấu trúc

Tế bào nối với nhau thành ống rỗng dài từ rễ lên lá

Các ống xếp sát nhau sao cho các lỗ bên của chúng thông với nhau tạo thành mối liên hệ ngang giữa các ống

Chỉ có các tế bào rây nối với nhau qua bản rây có nhiều lỗ nhỏ tạo thành dòng liên tục

Các tế bào kèm không thông với nhau

Hoa Tiêu vừa giúp bạn đọc tìm ra loại chất tan mà mạch rây vận chuyển chủ yếu cũng như các kiến thức về mạch rây, phân biệt mạch rây và mạch gỗ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 6.515
0 Bình luận
Sắp xếp theo