Học bạ lưu bao lâu? Mất học bạ tiểu học, cấp 2, cấp 3 phải làm thế nào?

Học bạ được lưu trữ thông tin bao nhiêu lâu? Thủ tục cấp lại học bạ cấp 1, cấp 2, cấp 3 bị mất như thế nào. Để giải đáp được những câu hỏi này, mời các bạn tham khảo nội dung bài viết.

Trong thực tế, vì các lý do khác nhau như cháy, mất, hỏng mà nhiều người làm mất học bạ, học tiểu học, cấp 2, cấp 3. Hiện nay, theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT về quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2020. Thông tư này thay thế Thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

1. Quyền và nghĩa vụ của người được cấp văn bằng, chứng chỉ

Ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT là Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân có quy định rõ:

”Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người được cấp văn bằng, chứng chỉ

1. Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ cấp đúng thời hạn quy định; ghi chính xác, đầy đủ các thông tin trên văn bằng, chứng chỉ; cấp lại văn bằng, chứng chỉ hoặc chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại Quy chế này;

b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc khi có nhu cầu.”

Như vậy, vì một hoặc một số lý do nào đó thì người học có quyền yêu cầu cơ quan, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ mà cụ thể là thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc theo quy định tại Chương IV của Quy chế này. Ngoài ra, người được cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ tuân thủ các nghĩa vụ sau đây:

– Cung cấp chính xác, đầy đủ các thông tin cần thiết để cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ ghi nội dung trên bản sao văn bằng, chứng chỉ.

– Kiểm tra tính chính xác các thông tin ghi trên bản sao văn bằng, chứng chỉ trước khi ký nhận bản sao văn bằng, chứng chỉ.

– Phải có giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật khi không trực tiếp đến nhận bản sao văn bằng, chứng chỉ.

– Giữ gìn, bảo quản bản sao văn bằng, chứng chỉ; không được tẩy xóa, sửa chữa các nội dung trên bản sao văn bằng, chứng chỉ; không được cho người khác sử dụng bản sao văn bằng, chứng chỉ.

– Sử dụng bản sao quyết định chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ sau khi được chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ.

2. Cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc và giá trị pháp lý của bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

– Cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc là việc cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Trường hợp mẫu bản sao văn bằng, chứng chỉ tại thời điểm cấp bản sao đã thay đổi, cơ quan đang quản lý sổ gốc sử dụng mẫu bản sao văn bằng, chứng chỉ hiện hành để cấp cho người học.

– Các nội dung ghi trong bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc phải chính xác so với sổ gốc. Bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, không hợp pháp, cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao văn bằng, chứng chỉ yêu cầu người có bản sao văn bằng, chứng chỉ xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh.

3. Thủ tục cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Hồ sơ đề nghị cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc gồm:

– Đơn đề nghị cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ, trong đó cung cấp các thông tin về văn bằng, chứng chỉ đã được cấp.

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.

– Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc là người quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 30 của Quy chế này thì phải xuất trình giấy ủy quyền (đối với người được ủy quyền) hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ.

– Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi bản sao có chứng thực giấy tờ quy định tại điểm a, b, c khoản này kèm theo 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.393
0 Bình luận
Sắp xếp theo