Giáo viên hợp đồng có được hưởng lương hè không?

Lương là một khoản gắn liền với mỗi người lao động. Có lương mới có thể chi trả cho hoạt động sinh hoạt đời sống hàng ngày. Vậy, giáo viên hợp đồng nghỉ hè theo luật quy định thì có được hưởng lương không? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn.

1. Quyền lợi của giáo viên dạy hợp đồng

Đối với giáo viên tại các đơn vị sự nghiệp công lập thì bạn là viên chức, do đó bạn sẽ được hưởng các quyền lợi của viên chức theo điều 13 Luật Viên chức 2010:

1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.

4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập

Đối với giáo viên hợp đồng mầm non thì có các chế độ sau theo quy định của Điều 3 Thông tư 48/2011/TT- BGDĐT như sau:

Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có);

b) Các ngày nghỉ khác thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định hiện hành.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Ngoài ra, các chế độ của giáo viên hợp đồng tuân theo quy định của tại mục 2 chương VII Bộ luật Lao Động 2019 về thời giờ nghỉ ngơi, nghỉ lễ tết, nghỉ hằng năm...

Giáo viên hợp đồng có được hưởng lương hè không?

2. Giáo viên hợp đồng có được hưởng lương hè không?

Theo quy định tại Điều 2 Luật viên chức 2010 thì:

"Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật."

Đối với viên chức trong thời gian nghỉ hè không có tham gia công tác giảng dạy thì vẫn được trả lương. Tuy nhiên, một số trường ký hợp đồng với giáo viên nhằm giảm chi phí nên chỉ giao kết hợp đồng 09 tháng. Đồng nghĩa với việc trong thời gian nghỉ hè giáo viên hợp đồng sẽ không có lương.

Theo đó, giao viên hợp đồng có được trả lương trong thời gian nghỉ hè hay không phụ thuộc vào thời gian giao kết hợp đồng của giáo viên đó với cơ sở giáo dục. Như vậy, đối với trường hợp là giáo viên hợp đồng tại đơn vị sự nghiệp công lập thì bạn không phải là viên chức, không được hưởng lương khi nghỉ hè.

3. Giáo viên chính thức nghỉ hè có được hưởng lương không?

Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGĐT quy định:

“Điều 5. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm.

3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)”.

b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.”

Như vậy, đối với giáo viên thì thời gian nghỉ hè 2 tháng. Thời gian này, giáo viên sẽ được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có).

4. Chế độ lương của giáo viên hợp đồng

Theo khoản I mục 1 của Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC về đối tượng phụ cấp, ưu đãi đối với chức giáo viên thực hiện giảng dạy trực tiếp trong các sơ sở giáo dục trong công lập như sau:

  • Nhà giáo (Bao gồm cả trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục bao gồm: quốc dân, trường học, trung tâm, học viện thuộc cơ Nhà nước được nhận kinh phí sinh hoạt.
  • Nhà giáo (Bao gồm thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của cơ sở giáo dục công lập chịu trách nhiệm thực hành tại phòng thí nghiệm, trại, xưởng trường, trạm.
  • Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các sơ sở giáo công lập trực tiếp giảng dạy đảm bảo đủ số giờ theo đúng quy định được cấp có thẩm quyền.

Cách tính lương = lương cơ bản x hệ số lương x % Phụ cấp (nếu có) - các khoản phí khác (phí Bảo Hiểm và phí công đoàn). Hoặc mức lương bạn thoả thuận trong hơp đồng.

Như vậy, trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Bảng lương giáo viên mới nhất 2021, Quy định về xếp lương giáo viên sau thăng hạng từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 1.053
0 Bình luận
Sắp xếp theo