Giáo viên đánh bạc có bị buộc thôi việc không?

Đánh bạc là hành vi phổ biến mỗi dịp lễ tết, xuân về. Tuy nhiên, giáo viên là những viên chức mẫu mực mà lại đi đánh bạc thì quả là không hay. Vậy, hành vi đánh bạc của giáo viên có bị buộc thôi việc? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ giải đáp cho bạn.

1. Hình thức kỷ luật giáo viên đánh bạc

Theo quy định tại Điều 52 Luật Viên chức 2010 được hướng dẫn bởi Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì Các hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức bao gồm:

Điều 9. Các hình thức kỷ luật

1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Buộc thôi việc.

2. Viên chức quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Cách chức;

d) Buộc thôi việc.

Cùng với đó, tại Nghị định 27/2012/NĐ-CP viên chức bị buộc thôi việc khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 13, trong đó quy định sáu trường hợp viên chức bị buộc cho thôi việc, trong đó không có trường hợp bị kết án với tội danh đánh bạc.

Trường hợp bị kết án về tội đánh bạc nhưng được hưởng án treo thì sẽ không thuộc trường hợp bị buộc thôi việc vì tội đánh bạc không quy định người phạm tội này bị cấm đảm nhiệm chức vụ hay buộc không làm công việc hiện tại.

Như vậy hình thức kỷ luật đối với giáo viên đánh bạc sẽ phụ thuộc vào cơ quan, đơn vị mà họ công tác tiến hành xử lý bằng các hình thức khiển trách, cảnh cáo, và nếu bị phạt tù mà không được hưởng án treo thì mới có thể bị kỷ luật buộc thôi việc.

Giáo viên đánh bạc có bị buộc thôi việc không?

2. Viên chức bị khởi tố về hành vi đánh bạc có bị buộc thôi việc?

Theo quy định tại Điều 13 Luật viên chức 2010, được hướng dẫn bởi Nghị định 27/2012/NĐ-CP thì hình thức kỷ luật buộc thôi việc được áp dụng đối với viên chức trong trường hợp:

Điều 13. Buộc thôi việc

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;

2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

3. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập;

4. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch;

6. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.

=> Như vậy, nếu bạn bị khởi tố về hành vi đánh bạc, rất có thể đã vi phạm kỷ luật lao động hoặc các văn bản nội bộ khác của cơ quan. Như vậy, bạn cần tham khảo lại các quy định của cơ quan xem mình có thuộc trường hợp bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc hay không.

3. Giáo viên là Đảng viên đánh bạc sẽ bị kỷ luật như thế nào?

Căn cứ Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với đảng viên như sau:

Điều 2: Nguyên tắc xử lý kỷ luật

...

9. Đảng viên vi phạm pháp luật phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bị truy nã, bị toà án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì khai trừ ra khỏi Đảng; nếu hình phạt nhẹ hơn cải tạo không giam giữ thì tùy nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để thi hành kỷ luật đảng tương xứng. Nếu làm thất thoát tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước, của tổ chức, cá nhân thì phải xem xét trách nhiệm và bồi thường.

...

=> Như vậy, trong trường hợp đảng viên là giáo viên phạm tội đánh bạc trái phép thì sẽ xử lý nghiêm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015. Không vì nguyên nhân giáo viên là đảng viên mà hình thức xử phạt nặng hơn công dân bình thường. Tuy nhiên, đánh bạc không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật, mà còn vi phạm đạo đức nghề giáo, người giáo viên cần tránh vi phạm, làm gương cho học sinh noi theo.

Ngoài ra, mức xử phạt khi giáo viên là đảng viên đánh bạc được căn cứ theo Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy đinh về tội đánh bạc như sau:

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

=> Như vậy, bên cạnh việc bị phạt hành chính, tùy theo mức độ vi phạm, giáo viên là đảng viên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị khai trừ khỏi Đảng theo quy định của pháp luật.

4. Người thân giáo viên đánh bạc, giáo viên có bị xử phạt không?

Như đã phân tích ở trên, giáo viên đánh bạc sẽ bị kỷ luật, buộc thôi việc và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, trường hợp người thân trong gia đình giáo viên (bố mẹ, vợ/chồng...) đánh bạc thì giáo viên có bị phạt không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 19. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;

2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;

3. Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;

4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

5. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

=> Vậy, chỉ khi chính giáo viên đánh bạc thì mới bị kỷ luật, buộc thôi việc. Việc người thân giáo viên đánh bạc, bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc không phải là căn cứ buộc giáo viên phải thôi việc.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Đánh bạc dưới 5 triệu có bị đi tù, Đảng viên đánh bạc 2024 bị xử phạt thế nào từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 793
0 Bình luận
Sắp xếp theo