Giáo viên có cần chứng chỉ bồi dưỡng để giữ hạng?

Hiện nay, theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019, giáo viên các cấp bắt buộc phải đáp ứng yêu cầu về trình độ đào tạo. Vậy có phải giáo viên muốn giữ hạng phải có chứng chỉ bồi dưỡng tương ứng không?

1. Yêu cầu mới nhất về chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên

Theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019, giáo viên các cấp phải đáp ứng yêu cầu chuẩn trình độ đào tạo như sau:

- Giáo viên mầm non: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên;

- Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT): Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (nếu chưa có đủ giáo viên có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên).

Ngoài ra, theo quy định hiện nay, giáo viên ở các hạng khác nhau của từng cấp học còn phải đáp ứng thêm một số điều kiện nữa. Một trong số đó là yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên tương ứng với hạng đang giữ.

Cụ thể:

STT

Giáo viên

Yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên

1

Giảng viên đại học công lập (Thông tư liên tịch 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV)

1.1

Giảng viên cao cấp (hạng I)

Chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên cao cấp (hạng I)

1.2

Giảng viên chính (hạng II)

Chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên chính (hạng II)

2

Giáo viên THPT (Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV)

2.1

Giáo viên THPT hạng I

Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THPT hạng I

2.2

Giáo viên THPT hạng II

Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II

3

Giáo viên THCS (Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV)

3.1

Giáo viên THCS hạng I

Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THCS hạng I

3.2

Giáo viên THCS hạng II

Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THCS hạng II

4

Giáo viên tiểu học (Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV)

4.1

Giáo viên tiểu học hạng II

Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên tiểu học hạng II

4.2

Giáo viên tiểu học hạng III

Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên tiểu học hạng III

5

Giáo viên mầm non (Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV)

5.1

Giáo viên mầm non hạng II

Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng II

5.2

Giáo viên mầm non hạng III

Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng III

2. Để giữ hạng, giáo viên phải học chứng chỉ bồi dưỡng?

Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp nào phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó và làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó (theo Điều 31 Luật Viên chức năm 2010).

Do đó, giáo viên hiện đang được xếp ở hạng chức danh nghề nghiệp nào thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó. Và điều kiện về trình độ đào tạo, chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên cũng là một trong những điều kiện này.

Mà theo phân tích ở trên, chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên là yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên cao cấp, giảng viên chính, giáo viên THPT hạng I, giáo viên THPT hạng II, giáo viên THCS hạng I, giáo viên THCS hạng II, giáo viên tiểu học hạng II, giáo viên tiểu học hạng III, giáo viên mầm non hạng II, giáo viên mầm non hạng III.

Bởi vậy, có thể thấy, để được giữ hạng tương ứng với trình độ đào tạo của mình, những đối tượng giáo viên nêu trên phải học và thi để có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu, tiêu chuẩn. Đồng nghĩa, giảng viên, giáo viên THPT hạng III, giáo viên THCS hạng III, giáo viên tiểu học hạng IV, giáo viên mầm non hạng IV không bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên.

Trên đây là quy định về việc giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng để giữ hạng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 99
0 Bình luận
Sắp xếp theo