Giao dịch dân sự là gì? Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Giao dich dân sự dường như là một khái niệm còn xa lạ đối với mỗi người. Tuy nhiên, giao dịch dân sự là việc mà mỗi người đã từng trải qua ít nhất một lần trong đời sống hàng ngày. Do vậy, bài viết này Hoatieu.vn sẽ giải đáp cho bạn giao dịch dân sự là gì. Cùng tham khảo bài viết này nhé.

1. Giao dịch dân sự là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 116 Bộ luật dân sự 2015 thì giao dịch dân sự được hiểu như sau:

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

2. Hình thức giao dịch dân sự

  • Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
  • Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
  • Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

3. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

Thứ hai, chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

Thứ ba, mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Giao dịch dân sự là gì?

4. Thứ tự ưu tiên giải thích giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 121 Bộ luật dân sự 2015 thì việc giải thích giao dịch dân sự đó được thực hiện theo thứ tự sau đây:

  • Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch;
  • Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;
  • Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập.

5. Giao dịch dân sự vô hiệu khi nào?

Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật dân sự 2015 thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác. Cụ thể:

  • Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
  • Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần

Trên đây là ý kiến tư vấn của Hoatieu.vn. Mời bạn tham khảo một số bài viết hữu ích khác từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật như:

Đánh giá bài viết
1 46
0 Bình luận
Sắp xếp theo