F1 trốn cách ly xử phạt thế nào?

F1 trốn cách ly xử phạt thế nào? Khi dịch bùng phát lên với mức độ nguy hiểm cao hơn thì bên cạnh những người có ý thức phòng chống dịch vẫn còn tồn tại những người chống đối, chống chế chính phủ bằng các hình thức như trốn cách ly, không chịu hợp tác đi cách ly...

Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu hình thức xử lý hành vi trốn cách ly

1. F1 trốn cách ly xử phạt thế nào?

F1 trốn cách ly là hành động vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh, đương nhiên sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật

1.1 F1 trốn cách ly phạt bao nhiêu tiền?

F1 trốn cách ly xử phạt thế nào?

F1 trốn cách ly (không chịu đi cách ly) bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 11 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

...............

b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tổ chức cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

...........

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 1 và các điểm a, b khoản 2 Điều này.

Dịch Covid - 19 được xếp vào bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A

=> F1 trốn cách ly sẽ bị xử phạt theo điểm b khoản 1 điều 11 nêu trên với mức phạt từ từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. F1 trở thành F0 (đã bị nhiễm Covid) mà trốn cách ly thì bị phạt theo điểm b khoản 2 điều 11 với mức phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Đồng thời với hình phạt tiền, F1 trốn cách ly sẽ bị buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.

1.2 F1 trốn cách ly có phải đi tù không?

F1 trốn cách ly nếu đủ cấu thành hình sự thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự

Công văn số 45/TANDTC-PC có quy định:

1.1. Người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch Covid-19 đã được thông báo cách ly thực hiện một trong các hành vi sau đây gây lây truyền dịch Covid-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người”, quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 240 BLHS và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người:

a) Trốn khỏi nơi cách ly;

b) Không tuân thủ quy định về cách ly;

c) Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly;

d) Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.

1.2. Người chưa bị xác định mắc Covid-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295 BLHS:

a) Trốn khỏi khu vực bị cách ly, khu vực bị phong tỏa;

b) Không tuân thủ quy định cách ly;

c) Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly;

d) Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối”.

=> Người nào có hành vi không tuân thủ quy định cách ly mà đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch Covid-19 đã được thông báo cách ly gây lây truyền dịch Covid-19 cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Điều 240: Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người

1. Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Làm chết người.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

b) Làm chết 02 người trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

=> F1 là những người nghi ngờ mắc bệnh do đã có tiếp xúc gần với F0, nếu trốn cách ly khi đã có thông báo thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 240 nêu trên.

2. Hậu quả của việc trốn cách ly

Việc trốn cách ly không chỉ làm lây lan dịch bệnh cho cộng đồng, mà còn vi phạm pháp luật, đồng thời cũng là tội ác.

Công cuộc chống dịch Covid-19 đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, cần sự tin tưởng đồng lòng, chung sức của toàn dân. Đây là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, của các cơ quan đoàn thể, nhưng cũng là trách nhiệm của mỗi công dân. Bởi sự thiếu ý thức, vô trách nhiệm của một ai đó rất có thể khiến mọi công sức trong công tác phòng chống dịch của cả xã hội “đổ sông đổ bể”.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi F1 trốn cách ly xử phạt thế nào? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 174
0 Bình luận
Sắp xếp theo