Đường tỉnh là gì? Đường quốc lộ, đường cao tốc là gì?

Đường tỉnh là gì? Đường quốc lộ, đường cao tốc là gì? Có mấy loại đường giao thông ở nước ta? Đây là thắc mắc mà gần đây HoaTieu.vn nhận được rất nhiều từ phía bạn đọc. Để giải đáp cho các câu hỏi này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin và phân tích về các loại đường giao thông tại nước ta. Mời bạn đọc tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận, HoaTieu sẽ giải đáp nhanh nhất có thể.

Ở nước ta hiện nay có các loại hình đường giao thông phù hợp cho các phương tiện giao thông khác nhau
Ở nước ta hiện nay có các loại hình đường giao thông phù hợp cho các phương tiện giao thông khác nhau

1. Có mấy loại đường giao thông?

Ở nước ta hiện nay có các loại hình đường giao thông phù hợp cho các phương tiện giao thông khác nhau như:

- Đường bộ: dành cho xe máy, ô tô, xe đạp, xe ba gác, ... đi.

- Đường sắt: dành cho tàu hỏa đi.

- Đường thủy: dành cho ca nô, tàu, thuyền, bè di chuyển.

- Đường hàng không: dành cho máy bay đi.

Theo Điều 39 Luật Giao thông đường bộ quy định mạng lưới đường bộ Việt Nam được chia thành 6 hệ thống gồm: quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng.

Các loại đường này được quy định như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo chi tiết tại các phần dưới đây.

2. Đường quốc lộ là gì?

Hình ảnh minh họa một cung đường quốc lộ.
Hình ảnh minh họa một cung đường quốc lộ.

Quốc lộ là đường nối liền thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh, đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên, đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ, đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng, khu vực.

Đường quốc lộ do chính phủ Việt Nam quản lý. Chúng được đánh dấu bằng các mốc đuôi màu trắng với đầu màu đỏ. Biển chỉ dẫn có từ năm 2015 và được ghi bằng các điểm đánh dấu màu đen trên nền màu trắng.

Ví dụ:

- Đường quốc lộ 1B dài 148,5km, nối Lạng Sơn - Thái Nguyên, đi qua các địa danh như: QL4A, Cao Lộc - Lạng Sơn (điểm đầu), Văn Quán, Bình Gia, Bắc Sơn, Võ Nhai, huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên (điểm cuối), QL37.

- Đường quốc lộ 2A dài 300km, nối Hà Nội - Hà Giang, đi qua các địa danh: Phủ Lỗ, Kim Anh, Hương Canh, Thành phố Vĩnh Yên, Việt Trì, Tuyên Quang, Cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang).

- Đường quốc lộ 12 dài 206km, nối Lai Châu - Điện Biên, đi qua các địa danh như: Ma Lù Thàng, Phong Thổ, Sìn Hồ, Mường Lay, Mường Chà, Điện Biên Phủ.

3. Đường Tỉnh là gì?

Đường Tỉnh (Tỉnh lộ) là tuyến đường kết nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; Đường bộ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

4. Đường huyện là gì?

Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

5. Đường xã là gì?

Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với xã.

6. Đường liên xã là gì?

Đường liên xã là đường nối trung tâm hành chính xã với quốc lộ, tỉnh lộ, hoặc đường liên xã khác (gọi chung là đường đến trung tâm xã). Đường liên thôn là đường trục chính nối các thôn, các điểm dân cư phục vụ cho nhân dân ở thôn, các thôn lân cận đi lại thường xuyên.

7. Đường đô thị là gì?

Đường đô thị là đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị xã và thị trấn.

Đường đô thị là đường qua khu đông dân cư, cũng là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn và những đoạn đường có dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và được xác định bằng biển báo là đường qua khu đông dân cư (khi cần thiết có thể xác định riêng cho từng chiều đường).

8. Đường chuyên dùng là gì?

Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.

10. Đường cao tốc là gì?

Đường cao tốc hay đường có kiểm soát lối ra vào là một loại xa lộ được thiết kế đặc biệt cho xe cộ lưu thông ở tốc độ cao với tất cả các chiều lưu thông, lối ra vào có điều khiển.

Đường cao tốc cho phép dòng lưu thông không bị cản trở vì không có đường giao cắt cùng mức với các hệ thống đường bộ thông thường khác hoặc với đường sắt nên không có xung đột khi chạy xe, hay nói cách khác, xe luôn chạy theo đường một chiều. Ở Việt Nam thông thường đường cao tốc được hiểu là đường dành riêng cho xe ô tô di chuyển.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về các loại đường giao thông tại Việt Nam hiện nay. Mời bạn đọc tham khảo bài viết liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 3.279
0 Bình luận
Sắp xếp theo