Dùng thuốc corticoid có được tiêm vắc xin Covid?

Dùng thuốc corticoid có được tiêm vắc xin Covid? Corticoid có kỵ vắc xin Covid? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé

1. Dùng thuốc corticoid có được tiêm vắc xin Covid?

Theo Quyết định 3802/QĐ-BYT, những trường hợp sau đây hoãn tiêm chủng Covid:

  • Có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
  • Đang mắc bệnh cấp tính.
  • Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.

Các trường hợp sau chống chỉ định tiêm vắc xin Covid:

  • Tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 cùng loại (lần trước).
  • Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

=> Dùng thuốc corticoid vẫn được tiêm vắc xin Covid vì không thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng hay chống chỉ định.

2. Dùng thuốc corticoid đến mức độ nào vẫn được tiêm vắc xin?

Dùng thuốc corticoid đến mức độ nào vẫn được tiêm vắc xin?

Mọi mức độ thuốc corticoid đều được tiêm vắc xin Covid, tuy nhiên khi đi tiêm, người tiêm chủng nên nói rõ tiền sử bệnh và những loại thuốc mình đang dùng để được các bác sỹ tư vấn.

3. Các loại thuốc không hợp vắc xin Covid

Nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc sau, khi đi tiêm vắc xin Covid, hãy nói rõ với bác sỹ nhé. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, những loại thuốc này không hợp với vắc xin Covid:

  • Thuốc tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp là một bệnh làm suy giảm sự trao đổi chất và hoạt động của nội tiết tố. Tuy nhiên, bộ phận trong hệ thống miễn dịch gây ra bệnh tuyến giáp tự miễn tách biệt với bộ phận chịu trách nhiệm chống lại các bệnh nhiễm trùng. Do đó, hầu hết các loại thuốc tuyến giáp đang được sử dụng sẽ không gây ra các triệu chứng hoặc làm cho vắc-xin kém hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng steroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin.

  • Các thuốc trị hen và chống dị ứng

Dị ứng là một vấn đề hay được tranh luận trong chủ đề tiêm phòng vắc xin COVID-19 vì nó có thể khiến một số người dễ bị sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, hầu hết các loại thuốc hoặc thuốc kháng histamine mà những người bị dị ứng sử dụng, đều được chứng minh là an toàn khi sử dụng với vắc xin COVID-19. Vắc xin an toàn đối với những người bị dị ứng thực phẩm và mắc các tình trạng dị ứng thông thường như hen suyễn, viêm mũi dị ứng và viêm da dị ứng. Chỉ những người bị sốc phản vệ (phản ứng dị ứng) với bất kỳ thành phần nào của vắc xin mới không nên dùng vắc xin.

  • Thuốc trị các rối loạn tâm thần

Rất nhiều các bệnh tâm thần và các chứng rối loạn tâm lý khác, như rối loạn giấc ngủ, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Theo quan sát của các bác sĩ, những người bị trầm cảm nặng có thể có phản ứng chậm sau khi tiêm.

Mặc dù hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này. Các thuốc điều trị bệnh tâm thần có thể gây phản ứng chống viêm, mà chúng ta không mong muốn điều này. Ở liều cao, chúng có thể gây giảm bạch cầu. Các bác sĩ khuyến nghị những bệnh nhân này nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin COVID-19.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng nói thêm là lợi ích của việc tiêm vắc xin lớn hơn các tác hại nó có thể mang lại.

  • Thuốc làm loãng máu

Một số loại vắc xin, bao gồm covishield và covaxin, có mang cảnh báo cho người dùng thuốc làm loãng máu, khiến nhiều người lo lắng… Các loại thuốc làm loãng máu có thể gây mất máu nhiều, phát ban và trong một vài trường hợp, các vết sưng tấy không mong muốn và mất nhiều thời gian để lành.

Những người bị rối loạn chảy máu hoặc bệnh tim nên kiểm tra loại thuốc chống đông máu mà họ đang sử dụng trước khi tiến hành tiêm vắc xin COVID-19. Bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm loãng máu như warfarin hoặc các thuốc chống đông máu mới hơn có một nguy cơ nhỏ bị sưng tấy vết tiêm. Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc mới hơn này có thể bỏ qua liều thuốc buổi sáng, tiêm vắc xin, rồi tiếp tục uống liều thuốc tiếp theo của họ.

Trên đây Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Dùng thuốc corticoid có được tiêm vắc xin Covid? Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, các bạn phải thuộc trường hợp đủ điều kiện tiêm vắc xin. Những trường hợp đang sử dụng thuốc thì phải báo với cơ sở tiêm trước khi tiêm để được hướng dẫn về việc có tiếp tục sử dụng thuốc này sau tiêm hay không.

Mời các bạn tham khảo các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 72
0 Bình luận
Sắp xếp theo