Đơn rút tố cáo 2024 mới nhất

Đơn rút tố cáo 2024biểu mẫu đơn xin rút tố cáo được ban hành theo nghị định 31/2019/NĐ-CP về việc hướng dẫn Luật tố cáo 2018 mới nhất. Mời các bạn tham khảo.

Có nhiều lý do dẫn tới việc rút tố cáo trong thực tế. Ví dụ như đã hòa giải, đã nghe giải thích, đã nắm được quy định. Hay đã nhận ra các điểm sai xót trong văn bản tố cáo của mình trước đây. Việc rút đơn tố cáo đảm bảo được lợi ích với họ và mọi người có liên quan.

1. Đơn xin rút tố cáo là gì?

Tố cáo là việc cá nhân viết đơn và báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân. Mẫu đơn xin rút tố cáo là mẫu đơn được người làm đơn tố cáo viết gửi tới cá nhân, đơn vị có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã nhận, thụ lý hoặc đang giải quyết vụ việc tố cáo. Mẫu đơn gồm các nội dung: Họ và tên, địa chỉ, lý do xin rút tố cáo.... Mời các bạn tham khảo mẫu đơn xin rút tố cáo cùng thủ tục đi kèm dưới đây.

2. Có được rút đơn tố cáo không?

Theo Điều 33 Luật tố cáo năm 2018 có quy định về việc rút tố cáo như sau:

1. Người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản.

2. Trường hợp người tố cáo rút một phần nội dung tố cáo thì phần còn lại được tiếp tục giải quyết theo quy định của Luật này; trường hợp người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 34 của Luật này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo mà có một hoặc một số người tố cáo rút tố cáo thì tố cáo vẫn tiếp tục được giải quyết theo quy định của Luật này. Người đã rút tố cáo không được hưởng quyền và không phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 9 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

3. Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết.

4. Người tố cáo rút tố cáo nhưng có căn cứ xác định người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi tố cáo của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy theo quy định pháp luật, người tố cáo có quyền rút tố cáo, có thể rút toàn bộ hoặc một phần nội dung tố cáo. Tuy nhiên, việc rút tố cáo phải được thực hiện trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo.

3. Quy định về rút đơn tố cáo

Theo đó, người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản.

Trường hợp người tố cáo rút một phần nội dung tố cáo thì phần còn lại được tiếp tục giải quyết theo quy định; trường hợp người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo thì người giải quyết tố cáo ra quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo mà có một hoặc một số người tố cáo rút tố cáo thì tố cáo vẫn tiếp tục được giải quyết theo quy định.

Người đã rút tố cáo không được hưởng quyền và không phải thực hiện nghĩa vụ của người tố cáo; trừ trường hợp người tố cáo rút tố cáo nhưng có căn cứ xác định người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi tố cáo của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết.

4. Mẫu đơn rút tố cáo 2024 theo Nghị định 31 

Hiện nay văn bản rút tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 02, biên bản ghi nhận việc rút tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành luật tố cáo. Đây là mẫu đơn rút tố cáo mới nhất và đang có hiệu lực pháp luật.

Đơn rút tố cáo 2024
Đơn rút tố cáo 2024

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…(1)…, ngày... tháng...năm...

ĐƠN RÚT TỐ CÁO

Kính gửi: …………………..(2)……………………….

Tên tôi là:………………………………(3) …………..

Địa chỉ: ………………………………………………....

Tôi đề nghị với …………….(2)....cho tôi rút nội dung tố cáo …………….………(4)

NGƯỜI RÚT TỐ CÁO (3)
(Chữ ký hoặc điểm chỉ)

Họ và tên

Ghi chú:

(1) Địa danh.

(2) Chức vụ, chức danh của người giải quyết tố cáo.

(3) Họ và tên người làm đơn rút tố cáo. Trường hợp nhiều người tố cáo thì có chữ ký (hoặc điểm chỉ) của người đại diện hoặc những người tố cáo.

(4) Ghi rõ từng nội dung tố cáo được rút hoặc rút toàn bộ nội dung tố cáo trong đơn tố cáo ngày ...tháng... năm....

5. Biên bản ghi nhận việc rút tố cáo theo Nghị định 31

Biên bản ghi nhận việc rút tố cáo là mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 31/2019/NĐ-CP.

Mẫu số 03

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

….(3)…. , ngày … tháng … năm …

BIÊN BẢN
Ghi nhận việc rút tố cáo

Vào hồi... giờ ... ngày ... tháng ... năm …….. , tại ………… (3)

Tôi là ….. (4) đã làm việc trực tiếp với …………….. (5) về việc đề nghị rút nội dung tố cáo. Ông (bà) ....(5) đề nghị với …….. (6) cho rút …….. (7) ………………..

Buổi làm việc kết thúc hồi ……. giờ …… phút cùng ngày (hoặc ngày ……. /.../ …. ) ……………………………………………………

Biên bản này đã được đọc cho người rút tố cáo nghe và xác nhận dưới đây.

Biên bản được lập thành ... bản và giao cho ...(5) 01 bản./.

NGƯỜI RÚT TỐ CÁO (5)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN (4)

(Chữ ký hoặc điểm chỉ)

(Chữ ký)

Họ và tên

Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức người lập biên bản công tác.

(3) Địa danh.

(4) Họ và tên, chức danh, chức vụ, cơ quan, tổ chức của người lập biên bản ghi nhận việc rút tố cáo.

(5) Họ và tên của người rút tố cáo hoặc người đại diện.

(6) Chức vụ, chức danh của người giải quyết tố cáo.

(7) Ghi rõ từng nội dung tố cáo được rút hoặc rút toàn bộ nội dung tố cáo trong đơn tố cáo ngày ...tháng … năm....

6. Thủ tục rút tố cáo

Việc rút đơn tố cáo của người làm đơn tố cáo được quy định tại Điều 4 Nghị định 31/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật tố cáo (có hiệu lực 28/5/2019), cụ thể như sau:

“Điều 4. Rút tố cáo

1. Người tố cáo có quyền rút một phần hoặc toàn bộ nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản, văn bản rút tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ và tên, địa chỉ của người rút tố cáo; nội dung tố cáo được rút, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người rút tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trực tiếp rút tố cáo thì người tiếp nhận lập biên bản ghi lại việc rút tố cáo và người rút tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản. Văn bản rút tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 02, biên bản ghi nhận việc rút tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo mà có một hoặc một số người rút tố cáo thì từng người rút tố cáo thực hiện việc rút tố cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp tất cả những người tố cáo rút tố cáo thì người đại diện thực hiện việc rút tố cáo bằng văn bản hoặc người tiếp nhận lập biên bản ghi lại việc rút tố cáo có chữ ký hoặc điểm chỉ xác nhận của những người tố cáo hoặc của người đại diện.

3. Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Tố cáo. Người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo theo quy định của pháp luật; xử lý người có hành vi đe dọa, mua chuộc người tố cáo hoặc người lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo theo quy định của pháp luật.”.

Phân tích thủ tục tiến hành:

Về thời điểm thực hiện làm đơn rút tố cáo: Trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Tức là việc tiến hành xác minh đối với nội dung tố cáo vẫn đang được thực hiện. Và chưa có kết quả cuối cùng được phản ánh. Khoảng thời gian này, người tố cáo có quyền phản ánh ý chí đối với quyết định rút tố cáo.

Giới hạn đối với nội dung rút tố cáo: Có thể rút một phần hoặc toàn bộ nội dung. Với các phần nội dung đã được làm rõ, họ có thể rút tố cáo. Trong khi đối với những nội dung còn lại vẫn được đảm bảo tiến hành xác minh. Tùy thuộc các nhu cầu của người có quyền để phản ánh trong nội dung của lá đơn được lập. Cũng như giúp các chủ thể có thẩm quyền xác nhận được nội dung công việc cần thực hiện.

Hình thức đơn: Thực hiện với mẫu có sẵn của cơ quan có thẩm quyền xây dựng. Được thực hiện bằng văn bản. Qua đó đảm bảo cung cấp đầy đủ các nội dung thông tin. Cũng như các trình bày đúng trọng tâm của nhu cầu cần phản ánh. Mẫu 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2019/NĐ-CP.

Nội dung đơn: Trình bày theo các thông tin cần cung cấp trong đơn. Trong đó cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin được thể hiện như các trình bày trong mẫu. Và cụ thể đã được liệt kê với công việc cần thực hiện trong khoản 1 Điều 4 Nghị định 31/2019/NĐ-CP.

Chủ thể làm đơn: Là người tiến hành tố cáo. Họ có thể tự viết hoặc nhờ người viết. Nhưng phải đảm bảo với ý chí độc lập của họ được phản ánh. Thông qua các nhận thức của chủ thể đó. Xác nhận bằng chữ ký, con dấu hay điểm chỉ tay. Việc gửi đơn cũng có thể tiến hành với tính chất trực tiếp hoặc nhờ đến các trung gian khác. Như thực hiện chuyển phát, gửi trực tiếp. Làm sao để hồ tờ đơn đến được trụ sở của chủ thể tiếp nhận và giải quyết.

Chủ thể nhận đơn: Gửi đến trụ sở của cơ quan có thẩm quyền. Đây cũng chính là cơ quan đã tiếp nhận với đơn tố cáo trước đó. Với hoạt động xác minh được cơ quan này thực hiện trong nghiệp vụ của họ. Từ đó mang đến việc tiếp nhận được thực hiện. Cũng như giải quyết cho nhu cầu rút tố cáo của chủ thể có quyền.

Ý chí của các chủ thể tố cáo hay rút đơn tố cáo tiến hành trong quyền pháp luật trao cho họ. Ai thực hiện phản ánh nhu cầu rút tố cáo thì có chữ ký phản ánh nhu cầu của người đó. Mang đến chứng cứ xem xét đối với các độc lập và tự nguyện trong phản ánh ý chí. Từ đó mà hiệu quả mới được xác định với hành vi. Cơ quan có thẩm quyền khi tiếp nhận phải xác minh đối với tính chính xác của chủ thể thực hiện. Cũng như xác minh với ý chí phản ánh của họ. Sau đó mới tiến hành giải quyết các nhu cầu được trình bày trong đơn.

7. Rút tố cáo có được tố cáo lại không?

Như vậy, hiện nay không có quy định nào cấm người tố cáo đã rút đơn tố cáo không được tố cáo lại. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho công dân, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của bất kỳ cơ quan, tổ chức cá nhân nào.

Công dân thực hiện việc tố cáo theo quy định pháp luật tại Luật tố cáo năm 2018.

Trên đây là mẫu đơn rút tố cáo 2024 và tất cả các thông tin xoay quanh việc rút tố cáo. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục khiếu nại tố cáo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
4 8.758
0 Bình luận
Sắp xếp theo