Điều kiện và thủ tục đăng ký Hộ khẩu thường trú tại Hà Nội

Điều kiện nhập khẩu tại Hà Nội?

Hiện nay nhu cầu nhập Hộ khẩu ở Hà Nội ngày càng tăng cao và luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. HoaTieu.vn xin giới thiệu tới các bạn Điều kiện và thủ tục, hồ sơ đăng ký Hộ khẩu thường trú tại Hà Nội cụ thể như sau, mời các bạn cùng tham khảo.

Chuyển hộ khẩu có phải làm lại chứng minh nhân dân?

Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để nhập hộ khẩu

Có được cấp sổ hộ khẩu cho cá nhân hay không?

Điều kiện và thủ tục đăng ký Hộ khẩu thường trú tại Hà Nội

Theo Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CPLuật cư trú sửa đổi bổ sung số 36/2013/QH13:

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây sẽ được đăng ký thường trú tại thành phố Hà Nội:

Thủ tục đăng ký Hộ khẩu thường trú tại Hà Nội

- Thứ nhất, có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại Hà Nội từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Nơi đề nghị được đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú; thời hạn tạm trú được tính từ ngày công dân đăng ký tạm trú đến ngày công dân nộp hồ sơ đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú là sổ tạm trú cấp cho hộ gia đình, cá nhân theo mẫu quy định của Bộ Công an; hoặc xác nhận của công an xã, phường, thị trấn về thời gian và nơi đăng ký tạm trú (đối với trường hợp đăng ký tạm trú nhưng không cấp sổ tạm trú).

- Thứ hai, được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp: vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột; người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại.

- Thứ ba, được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp.

- Thứ tư, trước đây đã đăng ký thường trú, nay trở về sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình tại Hà Nội.

Hồ sơ đăng ký thường trú, bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

b) Bản khai nhân khẩu;

c) Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu);

d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp trừ trường hợp được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình.

đ) Công dân khi làm thủ tục đăng ký thường trú phải xuất trình bản chính giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp, nộp bản sao cho cơ quan đăng ký cư trú.

Nơi nhận hồ sơ đăng ký thường trú: Nộp hồ sơ tại Công an quận nơi có chỗ ở hợp pháp.

Thời hạn: Mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

HoaTieu.vn xin nêu ra ví dụ cụ thể như sau để các bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về các thủ tục này:

Hỏi: Tôi là cán bộ công chức nhà nước, trước công tác tại Bắc Giang. Sau đó được điều động về Trung ương làm việc. Tôi vừa mua 1 căn hộ chung cư mini, tuy nhiên chỉ làm hợp đồng mua bán và giấy bàn giao căn hộ có dấu đỏ cuả công ty, không làm hợp đồng công chứng.

Vậy xin cho tôi hỏi, trường hợp người được điều động về các Bộ ngành hưởng ngân sách nhà nước như tôi thì khi đăng ký hộ khẩu có cần phải đủ đăng ký tạm trú trên 1 năm không? Hợp đồng mua bán nhà cuả tôi có phải có công chứng mới nhập khẩu được không?

Trả lời:

Bạn thuộc trường hợp được điều động làm việc tại cơ quan nhà nước tại Trung ương (Hà Nội), do vậy căn cứ Khoản 4 Điều 19 Luật Thủ đô năm 2012, Khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú năm 2006 thì bạn chỉ cần thêm điều kiện về chỗ ở hợp pháp là có thể đăng ký hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.

Khoản 4 Điều 19 Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 về quản lý dân cư:

"Về đăng ký nhập khẩu vào nội thành thành phố Hà Nội:

Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú ở nội thành:

a) Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú;

b) Các trường hợp không thuộc điểm a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định củaHội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê."
Khoản 2,3,4 Điều 20 Luật cư trú quy định:

"Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;

3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. "

Thế nào là "Chỗ ở hợp pháp"?

Chỗ ở hợp pháp là nơi thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Theo qui định, tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phải bảo đảm diện tích tối thiểu là 5 m2 sàn/01 người.

  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp:
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở/đất ở.
  • Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.
  • Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà.
  • Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật; ...vv.

Trường hợp của anh, anh đã có 1 căn hộ chung cư, có hợp đồng mua bán nhà và giấy bàn giao căn hộ có dấu đỏ là chỗ ở hợp pháp đồng thời anh cũng thuộc trường hợp người được điều động về cơ quan tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước do đó, anh không phải điều kiện phải đăng ký tạm trú liên tục tại thành phố trong 1 năm trở lên. Anh có thể lên cơ quan công an cấp huyện nơi có nhà ở hợp pháp để tiến hành đăng ký thường trú.

Về hồ sơ tiến hành đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 21 khoản 2 Luật cư trú 2006 và Luật cư trú sửa đổi bổ sung số 36/2013/QH13

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
  • Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
  • Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Đánh giá bài viết
1 295
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo