Điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô

Quy định sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô

Điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô được quy định chi tiết tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17/10/2017. Dưới đây là bảng so sánh giữa điều kiện kinh doanh, nhập khẩu ô tô mới và cũ, mời các bạn tham khảo.

Căn cứ Nghị định 116/2017/NĐ-CP về quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô (có hiệu lực từ ngày 17/10/2017).

Điều kiện kinh doanh mới

(Nghị định 116/2017/NĐ-CP)

Điều kiện kinh doanh cũ

Quy định bị bãi bỏ

Điều 7. Điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô

Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:

1. Cơ sở vật chất:

a) Doanh nghiệp phải có quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lắp ráp, dây chuyền hàn, dây chuyền sơn, dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm và đường thử ô tô đáp ứng các yêu cầu tối thiểu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này.

2. Người phụ trách kỹ thuật các dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô phải có trình độ đại học trở lên, thuộc ngành cơ khí, ô tô và có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô tối thiểu 05 năm.

3. Có đủ nhân lực, phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

4. Đáp ứng đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy.

5. Có đủ các hồ sơ về bảo vệ môi trường đối với nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều 14. Quy định chung về kinh doanh nhập khẩu ô tô

1. Chỉ doanh nghiệp mới được xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô.

2. Doanh nghiệp được quyền nhập khẩu ô tô sau khi đáp ứng các điều kiện và được cấp. Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô theo quy định tại Nghị định này.

3. Doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu ô tô tại Nghị định này và các văn bản pháp luật có liên quan.

Điều 15. Điều kiện kinh doanh nhập khẩu ô tô

Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:

1. Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này.

2. Có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.

Điều 3. Tiêu chuẩn chung

Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Có báo cáo nghiên cứu khả thi được thẩm định, phê duyệt theo các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng; công suất lắp ráp (tính cho một ca sản xuất) bảo đảm tối thiểu 3.000 xe/năm đối với xe khách, 5.000 xe/năm đối với xe tải có trọng tải đến 5 tấn, 3.000 xe/năm đối với xe lam có trọng tải từ 5 đến 10 tấn, 1.000 xe/năm đối với xe tải có trọng tải đến 10 tấn và 10.000 xe/năm đối với xe con.

2. Khu vực sản xuất và nhà xưởng phải có đủ diện tích mặt bằng để bố trí các dây chuyền công nghệ sản xuất, lắp ráp, kiểm tra; các phòng thiết kế, công nghệ, thử nghiệm kiểm tra chất lượng, kho bảo quản chi tiết, khu vực điều hành sản xuất, các công trình xử lý chất thải, bãi tập kết xe, đường chạy thử và các công trình phụ khác. Nhà xưởng phải được xây dựng phù hợp với qui hoạch phát triển công nghiệp của địa phương, trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp hoặc có hợp đồng thuê sử dụng đất trong thời gian tối thiểu 20 năm.

3. Từng chủng loại xe ô tô do doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp phải có đầy đủ hồ sơ thiết kế, được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định hiện hành; không vi phạm bản quyền về sở hữu công nghiệp và phải có hợp đồng chuyển giao công nghệ theo li xăng từ nhà sản xuất gốc về một trong những đối tượng sau: mẫu thiết kế sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết công nghệ, thông tin tư liệu, đào tạo.

4. Khu vực xưởng sản xuất, lắp ráp, bao gồm cả hàn, sơn, kiểm tra phải được bố trí theo quy trình công nghệ phù hợp. Các sơ đồ quy trình công nghệ tổng thể và theo từng công đoạn sản xuất, lắp ráp phải được bố trí đúng nơi quy định trong các phân xưởng để người công nhân thực hiện. Nền nhà xưởng phải được sơn chống trơn và có vạch chỉ giới phân biệt lối đi an toàn và mặt bằng công nghệ.

5. Có đủ trang thiết bị đảm bảo vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, giảm độc hại (tiếng ồn, nóng bức, bụi), phòng chống cháy nổ và xử lý chất thải (rắn, lỏng, khí) theo đúng các quy định hiện hành; bảo đảm cảnh quan môi trường văn minh công nghiệp.

6. Có đường thử ô tô riêng biệt với chiều dài tối thiểu 500m, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để kiểm tra được chất lượng của xe lắp ráp trước khi xuất xưởng trên các loại địa hình bằng phẳng, sỏi đá, gồ ghề, ngập nước, dốc lên xuống, cua, trơn ướt.

Điều 4. Dây chuyền công nghệ lắp ráp

1. Dây chuyền lắp ráp khung, thân xe phải được trang bị tối thiểu các thiết bị chính sau đây:

a) Các máy hàn điểm đứng, hàn điểm treo, hàn lăn, hàn Mig, hàn Tig, kèm theo thiết bị hàn và đồ đá chuyên dùng;

b) Thiết bị tán đinh bằng khí nén;

c) Hệ thống palăng nâng hạ, xe vận chuyển gá đẩy chuyên dụng theo dây chuyền, hệ thống ray dẫn hướng dùng cho xe gá đẩy;

d) Các đồ gá hàn lắp cho sườn trái, sườn phải, mui xe, sàn xe, đuôi xe và cho lắp các cụm khung, vỏ đối với ô tô con; các đồ gá cho hàn lắp các dầm ngang dọc của khung đối với ô tô khách và ô tô tải;

đ) Thiết bị căng tôn đối với ô tô khách;

e) Đồ gá lắp thùng chở hàng vào thân đối với ô tô tải;

g) Các đồ gá chuyên dụng cho ghép mảng, cụm vỏ ô tô vào khung;

h) Các trang thiết bị phụ, sửa chữa đi kèm.

2. Dây chuyền công nghệ lắp ráp tổng thành và lắp ráp ô tô bao gồm: lắp ráp các tổng thành, hệ thống gầm, cầu sau, cầu trước và động cơ vào khung, các cụm điều khiển chính, trang thiết bị nội thất bên trong và hệ thống cửa lên xuống, cửa cạnh vào thân ô tô ...

Ngoài ra dây chuyền lắp ráp còn được trang bị các trang thiết bị phụ trợ như: hệ thống cung cấp khí nén, xe vận chuyển chuyên dùng, súng siết bu lông, đai ốc bằng khí nén; bàn gá lắp cụm động cơ vào khung thân; đồ gá chuyên dùng lắp hệ thống gầm (có thiết bị nâng đối với ô tô con và xe tải nhẹ); cầu hầm để lắp hệ thống gầm đối với ô tô khách và ô tô tải; máy lắp lốp; máy cân bằng động chuyên dùng v,v...

3. Số lượng, chủng loại và đặc tính kỹ thuật của các trang thiết bị, dụng cụ, đồ gá cho dây chuyền lắp ráp phải phù hợp với chủng loại sản phẩm và quy mô sản lượng đã được phê duyệt trong Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án.

Điều 5. Dây chuyền công nghệ sơn

1. Tuỳ theo yêu cầu của từng chủng loại xe láp ráp, doanh nghiệp phải trang bị dây chuyền sơn tự động hoặc bán tự động phù hợp, gồm các công đoạn chính sau đây:

a) Làm sạch bằng nước áp lực cao;

b) Tẩy dầu mỡ và xử lý bề mặt;

c) Bể rửa axit, loại bỏ khoáng chất và bể điều hoà thể tích;

d) Phốt phát hoá;

đ) Bể sơn nhúng điện ly, buồng sơn (phun tĩnh điện, áp lực), buồng sấy;

e) Phun nhựa PVC vào các phân cách khe hàn và phun keo nhựa vào gầm xe để chống thấm nước;

g) Sơn trang trí, sơn bóng lớp ngoài cùng và phủ sáp để bảo vệ nước sơn

2. Yêu cầu kỹ thuật về công nghệ sơn:

a) Đối với ô tô con (đến 9 chỗ ngồi): thân xe phải được sơn nhúng điện ly (mạ điện sơn) lớp bên trong; lớp ngoài thân xe có thể được sơn phun tĩnh điện hoặc sơn phun áp lực.

b) Đối với ô tô khách: khung và vỏ xe đến 15 chỗ ngồi phải được sơn như thân xe con; khung và vỏ xe từ 16 chỗ ngồi trở lên có thể được sơn phun tĩnh điện hoặc sơn phun áp lực trong 2 năm đầu sản xuất. Sau thời gian này, doanh nghiệp phải áp dụng công nghệ sơn phun tĩnh điện.

c) Đối với ô tô tải: khung xe các loại và vỏ xe tải có trọng tải đến 3,5 tấn phải được sơn như thân xe con. Vỏ xe tải có trọng tải trên 3,5 tấn có thể sơn phun tĩnh điện hoặc sơn phun áp lực trong 2 năm đầu sản xuất. Sau thời gian này, doanh nghiệp phải áp dụng công nghệ sơn phun tĩnh điện.

Doanh nghiệp phải trang bị đầy đủ các thiết bị kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng lớp sơn như: độ dày, độ bóng, độ bám dính bề mặt.

Cho phép các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô hợp tác, liên kết đầu tư vào dây chuyền công nghệ sơn tiên tiến, phục vụ lắp ráp các sản phẩm ô tô xuất xưởng đạt yêu cầu kỹ thuật nêu tại khoản 2 Điều này.

Điều 6. Dây chuyền công nghệ kiểm tra chất lượng lắp ráp.

Dây chuyền lắp ráp ô tô phải được trang bị các thiết bị kiểm tra chuyên dùng theo từng công đoạn lắp ráp và thiết bị kiểm tra các chỉ tiêu xuất xưởng theo qui định hiện hành, bao gồm cả chỉ tiêu an toàn và nồng độ khí thải. Việc kiểm tra các chỉ tiêu xuất xưởng phải được thực hiện cho 100% xe lắp ráp. Kết quả đó phải được xử lý và lưu giữ trên hệ thống máy tính.

Trước khi xuất xưởng, sản phẩm ô tô lắp ráp phải được chạy kiểm tra trên đường thử theo qui trình thử của cơ sở sản xuất

Việc kiểm tra và hiệu chuẩn các thiết bị đo phải được thực hiện theo qui định hiện hành của Nhà nước.

Quyết định 115/2004/QĐ-BCN

Đánh giá bài viết
1 153
0 Bình luận
Sắp xếp theo