Dạy thêm không xin phép có vi phạm pháp luật không?

Việc dạy thêm ngày càng phổ biến khi nhu cầu từ học sinh và phụ huynh rất cao. Vậy nếu giáo viên dạy thêm khi không được cấp phép thì sẽ bị xử lý thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

1. Quy định về dạy thêm 2021

Theo Điều 4 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDDT có quy định dạy thêm, học thêm 2021 cụ thể về các trường hợp không được phép dạy thêm.

“Điều 4. Các trường hợp không được dạy thêm

1. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

2. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

3. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.

4. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm trong nhà trường;

b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.”

Như vậy, giáo viên tiểu học và đại học không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài, trừ các môn năng khiếu nghệ thuật.

Dạy thêm không xin phép có vi phạm pháp luật không?

2. Dạy thêm nhưng chưa được cấp giấy phép bị xử phạt thế nào?

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về dạy thêm như sau:

1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về dạy thêm theo các mức phạt sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng đối tượng;

c) Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng nội dung đã được cấp phép;

d) Từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép.

Ngoài ra, việc các cá nhân dạy thêm trái phép còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như sau:

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép dạy thêm từ 6 đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động dạy thêm từ 12 đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Khoản 1 Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc bổ sung đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;

b) Buộc trả lại cho người học các khoản tiền đã thu và chịu mọi chi phí trả lại đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c và d Khoản 1 Điều này.

4. Giáo viên dạy thêm khi chưa được cấp phép có bị buộc nghỉ việc?

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 138/2013/NĐ-CP thì hành vi dạy thêm khi chưa được cấp phép sẽ bị phạt tiền. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 52 Luật viên chức 2010:

Điều 52. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức

1. Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Cách chức;

d) Buộc thôi việc.

Như vậy, tùy thuộc vào mức độ vi phạm và nội quy nhà trường mà người có quyền quyết định sẽ ra quyết định bạn có bị thôi việc hay không.

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Kinh nghiệm dạy học sinh cá biệt, Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 880
0 Bình luận
Sắp xếp theo