Đặt tên doanh nghiệp thế nào để đúng quy định pháp luật?

Việc đặt tên doanh nghiệp khi chưa tra cứu mà tên doanh nghiệp đã tồn tại hiện hành thì khi nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sẽ bị trả về, gây mất thời gian và khó khăn trong quá trình thành lập doanh nghiệp. Vì thế, Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn bài viết Đặt tên doanh nghiệp thế nào để đúng quy định pháp luật?

1. Doanh nghiệp là gì?

Theo quy định tại Khoản 10 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020:

10. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Tuy nhiên, thực tế trong hoạt động hiện nay, các doanh nghiệp khi thành lập đều thực hiện và hướng đến một quá trình kinh doanh liên tục trong việc thúc đẩy sản xuất hoặc cung cấp các dịch vụ thế mạnh trên thị trường để sinh lời, kiếm lợi nhuận cao.

Như vậy, ta có thể hiểu đa phần các doanh nghiệp khi thành lập được xem là một tổ chức kinh tế vị lợi. Tuy nhiên cũng có một số các doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà hoạt động vì các yếu tố an sinh xã hội, vì cộng đồng và môi trường.

2. Tra cứu tên doanh nghiệp như thế nào?

Để đặt tên doanh nghiệp không bị trùng với các doanh nghiệp khác hiện nay. Các bạn có thể truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để tìm kiếm các tên doanh nghiệp mà mình muốn đặt:

  • https://dangkykinhdoanh.gov.vn/

Nếu thấy khi tìm tên doanh nghiệp mình muốn đặt mà không có tên nào hiện ra, đồng nghĩa với việc tên mà bạn sắp đặt cho doanh nghiệp mình không bị trùng, hợp pháp và bạn được đặt.

Đặt tên doanh nghiệp thế nào để đúng quy định pháp luật?

3. Quy định pháp luật về đặt tên doanh nghiệp

Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về đặt tên doanh nghiệp như sau:

1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp;

b) Tên riêng.

2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

5. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc đặt tên doanh nghiệp được hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

Điều 18. Đăng ký tên doanh nghiệp

1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đăng ký tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

2. Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Để tránh tên doanh nghiệp bị trùng, nhầm và vi phạm quy định về đặt tên doanh nghiệp, ý kiến Phòng Đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng. Trường hợp không đồng ý với quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có thể khởi kiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

3. Doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương được cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 được tiếp tục sử dụng tên doanh nghiệp đã đăng ký và không bắt buộc phải đăng ký đổi tên doanh nghiệp trong trường hợp có tên trùng, tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

4. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp.

Như vậy, việc đặt tên doanh nghiệp là gồ 2 thành phần: Loại hình doanh nghiệp + tên riêng.

Ví dụ: Công ty TNHH 1 thành viên Trang Phương

Ngoài ra, tên doanh nghiệp không được đặt trùng hoặc có thể gây nhầm lẫn, nếu không sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.

4. Doanh nghiệp cần có cả tên tiếng Việt và tiếng Anh?

Thông thường, doanh nghiệp thành lập chỉ phải đặt tên tiếng Việt. Không có quy định pháp luật là phải đặt tên tiếng Anh. Tuy nhiên, khi giao dịch hoặc khi đăng ký thì vẫn còn dòng chữ tên doanh nghiệp bằng tiếng Anh. Bạn chỉ cần đặt tên bằng tiếng việt sau đó chuyển sang tiếng Anh như mẫu dưới đây:

Tên doanh nghiệp tiếng Việt: Công ty TNHH Camilaw

Tên doanh nghiệp tiếng Anh: Camilaw Co., LTD

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Mẫu thông tin thành lập doanh nghiệp, Mẫu biên bản góp vốn thành lập doanh nghiệp từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 40
0 Bình luận
Sắp xếp theo