Đáp án tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai giáo viên THCS 2022

Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2022 đã chính thức được phát động dành cho học sinh THCS, THPT và giáo viên trên toàn quốc. Sau đây là nội dung câu hỏi tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai giáo viên THCS 2023 và gợi ý đáp án trả lời Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc.

Bài dự thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai giáo viên 2022 bao gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận. Dưới đây là gợi ý đáp án tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai dành cho giáo viên THCS 2022.

1. Dựa vào nội dung của tài liệu An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai hãy xây dựng kế hoạch bài dạy minh họa

Xem chi tiết tại đây.

2. Hưởng ứng năm An toàn giao thông 2021 với chủ đề “Nâng cao hiệu lực, hiệu cuả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông”, Thầy/cô đã thực hiện những biện pháp nào trong hoạt động giáo dục và dạy học ở nhà trường mình? Hãy nêu và phân tích một biện pháp mà thầy cô cho là hiệu quả nhất.

Trả lời:

Năm an toàn giao thông 2021 có chủ đề ““Nâng cao hiệu lực, hiệu cuả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông”. Để thực hiện hiệu quả các giải pháp bào đảm trật tự an toàn giao thông trong tháng cao điểm (tháng 9), lực lượng cảnh sát gia thông toàn tỉnh đã phối hợp các đơn vị chức năng thực hiện quyết liệt đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp, góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Theo số liệu thống kê, qua 8 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh Nghệ An có vụ tai nạn giao thông, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid – 19 nên năm nay Ban ATGT tỉnh vá các địa phương không tổ chức ra quân tháng cao điểm bào đảm trật ATGT. Tuy nhiên công tác tuyên truyền vẫn được đặc biệt chú trọng.

Với đơn vị là trường học đối tượng HS là bậc THCS nên việc giáo dục an toàn giao thông ngay từ đầu năm học là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay trong các trường học. Với vai trò là một giáo viên, tôi nhận thức được vấn đề đội mũ bảo hiểm, đi đúng phần đường quy định, không điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi đối với HS cấp THCS là vấn nạn cần khắc phục bằng nhiều hình thức khác nhau.

Trường THCS Nghi Thủy đã cho kí cam kết việc thực hiện ATGT ngay từ đầu năm học. Siết chặt việc không đội mũ bảo hiểm bằng cách tịch thu xe gắn máy, xe điện khi bắt gặp bất cứ thời điểm nào trong ngày. Phạt tiền đối với những bạn chở 2, 3 mà không tuân thủ các yêu cầu nguyên tắc của pháp luật đã quy định. Đối với độ tuổi và phương tiện điều khiển.

Hàng ngày GV cần theo dõi chấm thi đua và kiểm tra trên xe điện có treo mũ bảo hiểm không. Nhắc nhở, đôn đốc thường xuyên không để HS có chỗ hở để lừa dối và thiếu trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh.

Cho các em HS phát hiện và tố cáo lẫn nhau. Phối hợp với khối xóm và đoàn viên thanh niên giám sát khi không đến trường vào thời điểm cũng như ngoài giờ học.

Phối hợp với đội công an giao thông thị xã tuyên truyền, giáo dục bằng các buổi ngoại khóa để giúp các em HS thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ chính mình và những người thân yêu khi tham gia giao thông. Có như vậy mới giảm thiểu được những điều không mong muốn xảy ra. Tiếng nói phát thanh măng non hàng ngày là cách truyền lửa nhanh và hiệu quả nhất đối với HS bậc THCS.

Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh:

1. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

- Giáo dục học sinh nắm vững các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, trọng tâm là: các quy tắc giao thông đường bộ phù hợp với từng cấp học; quy định về đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy; quy định về điều kiện được điều khiển mô tô, xe gắn máy; quy định về nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở khi điều khiển mô tô, xe gắn máy.

- Phổ biến cho học sinh các kiến thức về bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông; cảnh báo các lỗi vi phạm thường mắc phải, nguy cơ tai nạn và hậu quả phải gánh chịu khi vi phạm.

- Giáo dục, nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghiêm quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong học sinh.

- Nếu đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm và chấp hành đúng luật giao thông đường bộ

- Đi xe đạp không không lạng lách, không đi hàng hai, hàng ba, không chở quá số người quy định khi tham gia giao thông

2. Một số khẩu hiệu tuyên truyền an toàn giao thông trong các nhà trường, cụ thể như sau:

“Thiết lập trật tự kỷ cương giao thông”; “An toàn giao thông – trách nhiệm của mỗi người”; “Tuân thủ quy định tốc độ khi lái xe”; “Điều khiển xe đi đúng phần đường, làn đường”; “Hãy nói không với rượu, bia khi tham gia giao thông”; “Đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy”; “Ứng xử thân thiện và văn hóa khi tham gia giao thông”; “Chấp hành nghiêm túc mọi quy định của pháp luật về giao thông”.

3. Trách nhiệm của GVCN

Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở, có hình thức kiểm tra, giám sát hàng ngày đối với học sinh.

- Tổ chức họp phụ huynh học sinh cho ký cam kết với nhà trường trong việc không giao xe máy cho học sinh khi chưa có giấy phép lái xe và đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe đạp điện tham gia giao thông.

- Đưa các tình huống xảy ra khi tham gia giao thông để học sinh thảo luận và đề ra phương án giải quyết trong các giờ sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoại khóa.

- Căn cứ vào những quy định về an toàn giao thông nếu học sinh lớp vi phạm căn cứ vào mức độ nặng nhẹ để xếp loại hạnh kiểm cuối năm.

3. Thầy/cô hãy đề xuất một dự án nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở trường mình trong năm 2022.

Trả lời:

Một số sáng kiến giáo dục an toàn giao thông

– Giải pháp 1:

+ Đối với phụ huynh học sinh:

Ngoài các phương tiện giao thông như ô tô, xe bus… thì xe đạp, xe máy là phương tiện giao thông rất phổ biến, xe đạp, xe máy là phương tiện giao thông dễ đi nên ở lứa tuổi học sinh THPT rất nhiều em đã tự đi xe máy, xe đạp đến trường. Tuy vậy, một số em được cha mẹ cho đi xe máy đến trường là xe có phân khối lớn, không phù hợp với lứa tuổi của các em như vậy rất dễ xảy ra tai nạn vì độ tuổi của các em chưa đủ kinh nghiệm để xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra.

Qua trao đổi nhiều ý kiến phụ huynh cho rằng vì hoàn cảnh gia đình nên các em vẫn có thể đi xe được của người lớn như các em vẫn thường đi đến trường. Vấn đề này được đặt ra tôi đã giải thích để phụ huynh hiểu được nếu các em đi xe như vậy thì thật không an toàn vì xe máy có phân khối lớn mà độ tuổi của các em thì hay manh động, thiếu kinh nghiệm nên rất dễ xảy ra tai nạn và tôi có đề nghị như sau để phụ huynh tự khắc phục:

Vì hiện nay ở hầu khắp các tuyến đường trên địa bàn huyện đều đã có các tuyến xe bus đưa đón học sinh, nên phụ huynh hãy cho các em tham gia phương tiện công cộng rẽ mà an toàn này. Nếu nhà ở gần trường nên cho các em đi bộ đến trường.

Nếu nhà hơi xa nên cho các em đi xe đạp, có thể là xe đạp điện.

Nếu cho các em đi xe máy thì chỉ cho sử dụng xe máy dưới 50cc, và phải có đầy đủ các loại giấy tờ lưu thông cần thiết. Với yêu cầu này được đa số phụ huynh tán thành nhất trí nhất là với những gia đình phụ huynh còn khó khăn vì đảm bảo an toàn tính mạng cho các em là quan trọng nhất. Vấn đề này tôi còn trực tiếp nhờ ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh nhà trường tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh giáo dục,

tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho các em học sinh khi tham gia giao thông.

+ Đối với học sinh:

Các em hiểu được sự nguy hiểm khi tham gia giao thông không đúng quy định nên các em nên chọn cho mình phương tiện tốt hiệu quả mà an toàn nhất khi đến trường. Làm được như vậy là chính các em đã góp phần đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, an toàn cho mình và cho mọi người, hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra.

– Giải pháp 2:

+ Giáo dục các em thực hiện tốt những quy định khi tham gia giao thông.

Ngoài việc giáo dục các em lựa chọn phương tiện giao thông phù hợp, còn phải giáo dục các em nắm được những quy định đối với người tham gia giao thông. Từ đó các em có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh những quy định khi tham gia giao thông đường bộ.

Giải pháp này các em đã được học trong những buổi sinh hoạt tập thể. Tôi thường nhấn mạnh những vấn đề sau:

Đi bên tay phải, đi sát lề đường, biết nhường đường.

Đi đúng hướng đường, phần đường của mình.

Khi chuyển hướng (rẽ trái, phải) phải quan sát trước sau, xin đường.

Khi đi từ đường ngõ , trong nhà, cổng trường ra đường chính phải quan

sát, nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, hoặc từ đường phụ ra đường chính phải đi chậm, quan sát kỹ.

Khi đi trên xe đạp điện, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn…

Khi đi trên xe bus phải thực hiện theo hiệu lệnh của chủ phương tiện, không chen lấn, xô đẩy, thể hiện nét thanh lịch, nét văn hóa trên xe bus…

+ Giáo dục các em có ý thức tránh những điều cấm sau:

Không được lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường.

Không chở quá 02 người trên một xe (cả xe đạp và xe gắn máy).

Không buông thả hai tay, hoặc cầm ô, kéo súc vật.

Dừng xe giữa đường nói chuyện.

Đèo người đứng trên xe hay ngồi ngược chiều.

Rẽ đột ngột qua đầu xe.

Không nô nghịch, chạy nhảy trên đường.

Không được vượt đèn đỏ, không chạy xe quá tốc độ quy định, không được sử dụng các chất kích thích (rượi, bia, thuốc lá, xì ke, ma túy…), tham gia giao thông có văn hóa…

Tôi thường cho các em theo dõi lẫn nhau và báo cáo lại những bạn còn phạm vào những điều cấm trên vào những buổi sinh hoạt đầu giờ, sinh hoạt dưới cờ hàng tuần, nhắc nhở các em thường xuyên, nhấn mạnh những tác hại của việc không tuân thủ luật giao thông đường bộ, để không những các em thực hiện tốt những quy định đối với người tham gia giao thông, từ đó hình thành ý thức tự giác, thói quen tốt, đúng khi tham gia giao thông. Điều đó không chỉ ở lứa tuổi học sinh mà cả về sau này.

– Giải pháp 3:

Là một nội dung được đưa vào giáo dục trong nhà trường còn mới nên tài liệu còn ít, nhưng bản thân tôi nhận thức rất rõ mục đích của việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. Hiện nay trên tất cả các phương tiện nghe nhìn thì vấn đề an toàn giao thông được mọi người quan tâm và chú ý nhất. Mỗi một phương tiện nghe nhìn đều có một mục để nói về an toàn giao thông. Vậy không có lí do gì để mỗi giáo viên chúng ta không nhiệt tình khi giáo dục an toàn giao thông, chúng ta phải bắt đầu xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông. Để làm được điều này bản thân tôi không ngừng nghiên cứu, thu thập các thông tin ở các tài liệu nghe, đọc được đăng tải thường xuyên trên các báo, đài, mạng Internet … để nắm được các nguyên nhân xảy ra tai nạn và cách thức tuyên truyền để học sinh nắm được luật giao thông nhất là với học sinh. Từ đó tôi đã áp dụng được cách thức tuyên truyền an toàn giao thông cho phụ huynh trong trường , đồng thời áp dụng phương pháp giáo dục an toàn giao thông cho các em học sinh để làm sao đạt hiệu quả nhất. Thường thì nếu chúng ta chỉ có đọc cho các em nghe về các điều luật không thôi thì nội dung rất khô khan, đơn điệu, dễ gây nhàm chán, vì vậy cần có nhiều hoạt động nhằm thu hút sự chú ý của học sinh và làm cho các em nhớ lâu. Tránh giáo dục áp đặt bắt học sinh nghe, nhắc lại và yêu cầu học sinh nhớ, rồi thực hiện cho đúng. Cũng như những môn học khác khi giáo dục an toàn giao thông để cho sinh động tôi thường sử dụng phương pháp giáo dục tích cực trong các buổi sinh hoạt tập thể hoặc trong các tiết dạy lồng ghép, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp là cho phép học sinh chủ động rút ra những hiểu biết cần thiết cho bản thân, học sinh luôn làm trọng tâm dưới sự chỉ dẫn của giáo viên cụ thể:

Phương pháp thảo luận nhóm:

Khi dạy các em lựa chọn phương tiện giao thông an toàn trước khi đi ra đường. Học sinh các nhóm cùng trao đổi, nhận xét, phát hiện, bày tỏ ý kiến của mình về an toàn giao thông, cách tham gia giao thông thế nào là đúng và an toàn, phù hợp với mình, sau đó giáo viên mới chốt lại những ý đúng, từ đó các em nhớ rất lâu những điều đã được trao đổi.

Phương pháp hồi tưởng:

Khi thực hiện tiết giáo dục lồng ghép: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi ngoài đường. Cho học sinh kể lại những hành vi ngoài đường mà em cho là không an toàn (tức là vi phạm những điều cấm). Sau đó học sinh trình bày những điều mà mình nhìn thấy. Giáo viên có nhiệm vụ liệt kê trên bảng, giáo viên nhắc lại những điều cấm để học sinh khắc sâu và thực hiện cho đúng, nhất là những em nào còn vi phạm thì sửa ngay.

Phương pháp thực hành:

Cho các em thực hành ngay trên sân trường tôi giáo dục lồng ghép trong các buổi sinh hoạt tập thể. Đường đi là từ sân trường ra tới cổng, hướng dẫn các em cần phải đi cho đúng theo lề phải, khi sang đường, khi rẽ phải, rẽ trái phải quan sát, xin đường sau đó cho học sinh nhận xét, và cuối cùng là đánh giá của giáo viên. Từ đó các em được nhắc lại những quy định đối với những người tham gia giao thông.

Phương pháp trò chơi:

Tôi hay áp dụng lồng ghép trong những buổi sinh hoạt như trò chơi đi xe đạp an toàn, đi bộ an toàn, đi xe bus an toàn… cho các em giải thích các vạch kẻ đường, chỉ về những cách tham gia giao thông khác nhau trong những tình huống khác nhau trên mô hình như:

Khi vượt xe đỗ bên đường.

Khi đi từ trong ngõ, cổng trường ra.

Khi đi đến ngã tư và cần đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải thì đi theo đường

nào trên sơ đồ là đúng.

Khi lên xuống xe bus…

Phương pháp trắc nghiệm:

Cũng như những môn học khác trong một giờ học phải tạo cho các em hứng thú học tập, nên các hoạt động giáo dục về an toàn giao thông cũng phải phong phú đa dạng, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp, các em có kỹ năng an toàn phải hình thành từ thụ động đến chủ động, hướng dẫn các em từ từ không nên ép buộc các em phải nhớ ngay mà các em sẽ có kỹ năng dần theo những giờ thực hành, trò chơi hay từ những tình huống thật mà các em đã gặp phải. Tuy nhiên với bất kỳ hình thức giáo dục nào tôi đều phải chú ý: Từ ngữ sử dụng phải ngắn gọn, trò chơi phải phù hợp, có quy tắc chơi rõ ràng, hình ảnh đưa ra phải sát với thực tế.

Tổ chức và triển khai thực hiện.

– Làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể CBGV – CNV – học sinh và phụ huynh.

– Lập kế hoạch hoạt động ngoại khóa phê duyệt với BGH nhà trường.

– Tổ chức tốt các chương trình ngoại khóa ATGT bằng nhiều hình thức

phong phú đa dạng như trò chơi – tiểu phẩm – đố vui – kể chuyện sắm vai – đàm thoại giữa HS với HS, kết hợp bài giảng Power point tạo hứng thú thu hút các em tham gia.

– Tổ chức thi tìm hiểu luật ATGT cho HS.

Các lỗi vi phạm giao thô học sinh hay mắc phải.

Tụ tập dưới lòng, lề đường trước cổng trường sau giờ tan học

Sau khi tan trường, thường các em không về ngay mà thường tụ tập thành nhóm dưới lòng lề đường trước cổng trường để đùa giỡn, nói chuyện hoặc mua quà bánh ở các xe đẩy trước cổng trường gây mất trật tự ATGT tại đây.

Chạy xe dàn hàng:

Tình trạng các em học sinh, nhất là học sinh THCS trên đường đến trường thường chạy xe dàn hàng 3, hàng 4 rất phổ biến ở nông thôn lẫn thành thị. Không chỉ dàn hàng, các em còn vô tư nói chuyện, đùa giỡn trong lúc điều khiển xe, gây mất trật tự ATGT và ảnh hưởng đến việc lưu thông của các phương tiện tham gia giao thông khác.

Vượt đèn đỏ

Học sinh chạy xe vượt đèn đỏ không phải là hình ảnh hiếm gặp. Không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà còn thể hiện thiếu văn hóa khi tham gia giao thông.

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi theo quy định

Nhiều em học sinh dù chưa đủ tuổi nhưng vẫn điều khiển xe mô tô, xe gắn máy đến trường.

Phóng nhanh vượt ẩu và không đội mũ bảo hiểm

Tình trạng này rất phổ biến, nhất là các em học sinh nam, thường thích chứng tỏ tay lái của mình giỏi mà bất chấp nguy hiểm đến tính mạng bản thân và những người tham gia giao thông khác.

Gửi xe ở ngoài nhà dân

Các em học sinh không gửi xe đúng nơi quy định trong trường mà lại để xe ở các nhà dân phía bên ngoài gần cổng trường.

Giải pháp cải thiện tình trạng vi phạm giao thông ở học sinh

Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ về việc tham gia giao thông an toàn. Chính vì thế, phụ huynh cần giáo dục cho con em mình ý thức chấp hành Luật Giao thông từ nhỏ. Việc giáo dục con cái chấp hành đúng luật khi tham gia giao thông, không chỉ để bảo đảm an toàn về tính mạng và tài sản của bản thân mà còn cho người khác. Phụ huynh không nên cho con sử dụng xe máy nếu chưa đủ tuổi; phải đội nón bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông trên đường. Hơn ai hết, phụ huynh phải là tấm gương chấp hành Luật Giao thông, ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông.

Giữa phụ huynh và nhà trường cần phải có sự phối hợp chặt chẽ trong việc nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông cho học sinh. Ở các buổi họp phụ huynh, cần có nhiều nội dung trao đổi về vấn đề ATGT cho học sinh. Nhà trường nên phân công giáo viên liên lạc với phụ huynh khi học sinh vi phạm để tìm phương pháp hiệu quả giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao thông cho các em.

Về phía ngành chức năng Phòng CSGT sẽ tích cực tuyên truyền các nội dung học ngoại khóa về an toàn giao thông để các em hiểu về Luật giao thông từ đó sẽ nghiêm chỉnh chấp hành.

Đánh giá bài viết
17 42.061
0 Bình luận
Sắp xếp theo