Đáp án thi Tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động cấp thành phố năm 2024

Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến "Tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động" cấp thành phố năm 2024 đang được phát động mạnh mẽ nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn vệ sinh lao động cho các bên tham gia lao động hiểu rõ quyền và trách nhiệm của bản thân, từ đó nâng cao ý thức thực hiện pháp luật về lao động tốt hơn. Dưới đây là câu hỏi và đáp án gợi ý thi  "Tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động" cấp thành phố năm 2024, HoaTieu.vn xin được chia sẻ để bạn đọc tham khảo.

Gợi ý thi Tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động thành phố năm 2022

Thi Tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động thành phố năm 2022
Thi Tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động thành phố năm 2022

1. Thể lệ cuộc thi

Thời gian tham gia thi:

- Đợt 1: Thời gian tham gia thi kể từ ngày 29 tháng 4 năm 2022 đến hết ngày 05 tháng 5 năm 2022.

- Đợt 2: Thời gian tham gia thi kể từ ngày 13 tháng 5 năm 2022 hết ngày 19 tháng 5 năm 2022.

Đối tượng dự thi:

- Thí sinh là đoàn viên công đoàn, người lao động đang làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Hình thức thi:

- Thí sinh làm bài thi trực tuyến trên: Trang tin điện tử của Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Người Lao Động, phiên bản app Báo Người Lao Động.

Hoặc thí sinh có thể click vào đường link sau và đăng ký tham gia thì trực tuyến: https://antoanvesinhviengioi.nld.com.vn/cuoc-thi-trac-nghiem-online-bao-nguoi-lao-dong

- Mỗi thí sinh phải thực hiện 30 câu trắc nghiệm những kiến thức chung về an toàn vệ sinh lao động, Luật Công đoàn, công tác phòng chống Covid-19 và các nội dung văn bản liên quan, trong thời gian 15 phút.

- Mỗi thí sinh được dự thi tối đa 3 lần trong mỗi đợt thi và được lấy điểm số lần cao nhất và thời gian ngắn nhất để tính điểm đạt giải (nếu các thí sinh có cùng số điểm, Ban tổ chức sẽ xem xét xếp hạng theo căn cứ thời gian hoàn thành bài thi ngắn nhất và thời gian tham gia dự thi sớm nhất).

Giải thưởng:

- Có 2 loại giải thưởng dành cho cá nhân và tổ chức. Phần thưởng là tiền mặt giá trị từ: 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

2. Đáp án thi Tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động cấp thành phố năm 2022.

Hình ảnh NLĐ tham gia thi trực tuyến Tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động cấp thành phố năm 2022
Hình ảnh NLĐ tham gia thi trực tuyến Tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động cấp thành phố năm 2022

Câu 1. Các trường hợp nào sau đây có thể gây ra tai nạn bị điện giật ?

  • A. Vị trí làm việc hoặc thiết bị điện bị ướt
  • B. Thiết bị điện không có hệ thống tiếp đất
  • C. Công tắc đóng/mở máy bị hỏng
  • D. Tất cả các trường hợp trên

Câu 2. Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006 thì Tiêu chuẩn là gì?

  • A. Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
  • B. Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Bắt buộc áp dụng.
  • C. Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật về sản phẩm, hàng hoá có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Tự nguyện áp dụng.
  • D. Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật về sản phẩm, hàng hoá có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Bắt buộc áp dụng.

Câu 3. Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • A. Có chuyên môn, nghiệp vụ về kỹ thuật.
  • B. Có hiểu biết về thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở.
  • C. Cả 2 câu a và b đều đúng
  • D. Cả 2 câu a và b đều sai

Câu 4. Nội dung huấn luyện Nhóm 1 theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ gồm những nội dung nào?

  • A. Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • B. Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
  • C. Cả 02 câu a và b đều đúng.
  • D. Cả 02 câu a và b đều sai.

Câu 5. Dấu hiệu nhận biết dị vật đường thở trường hợp tắc hoàn toàn.

  • A. Ho sặc sụa, chảy nước mắt, nước mũi, mặt đỏ bừng; không nói được hoặc không khóc thành tiếng.
  • B. Nạn nhân phải lấy tay ôm lấy cổ; không nói được, không ho được hoặc không khóc thành tiếng.
  • C. Thở dốc; da, môi, lưỡi bắt đầu tím tái và có thể bất tỉnh.
  • D. Câu b và c đúng

Câu 6. Trong các nội dung sau, nội dung nào được quy định tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19?

  • A. Không tập trung từ 10 người trở lên ngoài công sở, trường học, bệnh viện
  • B. Hạn chế di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác
  • C. Giữ khoảng cách từ 1 - 2 mét khi giao tiếp
  • D. Cách ly toàn xã hội, mọi người dân phải ở nhà, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết

Câu 7. Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có mấy nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động?

  • A. Có 2 nghĩa vụ
  • B. Có 3 nghĩa vụ
  • C. Có 4 nghĩa vụ
  • D. Có 5 nghĩa vụ

Câu 8. Đối thoại với người sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động về an toàn, vệ sinh lao động là quyền và trách nhiệm của tổ chức/bộ phận nào trong công tác an toàn, vệ sinh lao động?

  • A. Tổ chức công đoàn.
  • B. Công đoàn cơ sở.
  • C. Bộ phận an toàn, vệ sinh lao động.
  • D. Mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

Câu 9. Trường hợp nào sau đây được tính là thời gian làm việc của Người LĐ được hưởng nguyên lương,

  • A. Thời gian tham gia huấn luyện ATVSLĐ
  • B. Thời gian khám sức khỏe định kỳ.
  • C. Cả 2 đều đúng
  • D. Cả 2 đều sai

Câu 10. Trong các biện pháp an toàn vệ sinh lao động biện pháp sử dụng PTBVCN là biện pháp ưu tiên hàng đầu.

  • A. Đúng
  • B. Sai, tùy theo ngành nghề
  • C. Biện pháp sử dụng PTBVCN chỉ là biện pháp sau cùng.
  • D. Biện pháp sử dụng PTBVCN là biện pháp quan trọng.

Câu 11. Việc lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải được lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở và dựa trên các căn cứ nào?

  • A. Đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
  • B. Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch; Kết quả thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động năm trước.
  • C. Kiến nghị của người lao động, của tổ chức công đoàn và của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 12. Những đám cháy nào phải dùng bọt hóa học để chữa cháy ?

  • A. Dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ
  • B. Cháy điện, thiết bị điện
  • C. Cháy chất rắn than đá, vật liệu gỗ
  • D. Tất cả các đám cháy nêu ở trên

Câu 13. Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định việc điều tra tai nạn lao động của cấp cơ sở (kể từ khi xảy ra tai nạn lao động) phải hoàn thành trong thời gian:

  • A. Không quá 04 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nhẹ người lao động.
  • B. Không quá 07 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng 01 người lao động.
  • C. Cả 02 câu a và b đều đúng.
  • D. Cả 02 câu a và b đều sai.

Câu 14. Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì đối tượng nào không thuộc thành phần của Hội đồng AT-VLĐ cơ sở?

  • A. Đại diện NSDLĐ; Đại diện BCH CĐCS hoặc đại diện tập thể NLĐ nơi chưa có tổ chức Công đoàn
  • B. Đại diện bộ phận tổ chức lao động và Đoàn thanh niên cơ sở
  • C. Người làm công tác AT-VSLĐ ở cơ sở sản xuất, kinh doanh
  • D. Người làm công tác y tế ở cơ sở sản xuất, kinh doanh và các thành viên khác có liên quan

Câu 15. Người lao động cần phải thực hiện rửa tay, sát khuẩn như thế nào để đảm bảo phòng lây nhiễm dịch bệnh COVID-19?

  • A. Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn có ít nhất 60% cồn.
  • B. Rửa tay thường xuyên với xà phòng trong ít nhất 30 giây dung dịch sát khuẩn có ít nhất 70% cồn
  • C. Rửa tay thường xuyên với xà phòng trong ít nhất 30 giây dung dịch sát khuẩn có ít nhất 60% cồn
  • D. Tất cả đều sai

Câu 16. Giờ làm việc ban đêm được tính từ giờ nào đến giờ nào?

  • A. Từ 21 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau
  • B. Từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau
  • C. Từ 23 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau
  • D. Tất cả đều sai

Câu 17. Theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động, trách nhiệm của các bộ trong việc quản lý nhà nước đối với các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động sử dụng trong thi công xây dựng (như cần trục tháp, vận thăng lồng,…) thuộc cơ quan nào?

  • A. Bộ Tư pháp.
  • B. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • C. Bộ Khoa học và Công nghệ.
  • D. Bộ Xây dựng.

Câu 18. “ Cán bộ công đoàn không chuyên trách “ là gì?

  • A. Là người làm kiêm nhiệm công tác công đoàn được đại hội hoặc hội nghị công đoàn các cấp bầu ra.
  • B. Là người làm kiêm nhiệm công tác công đoàn được Ban chấp hành công đoàn chỉ định, bổ nhiệm.
  • C. Là người làm kiêm nhiệm công tác công đoàn có chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 19. Các Anh (Chị) hãy chọn nội dung nào là quy định về nghĩa vụ của An toàn, vệ sinh viên?

  • A. Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên.
  • B. Chủ trì, phối hợp bộ phận y tế tổ chức giám sát, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
  • C. Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ.
  • D. Tổ chức tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động. điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.

Câu 20. Quy tắc an toàn cơ bản để tránh TNLĐ khi làm việc tập thể là gì?

  • A. Chỉ định ra người chỉ huy và làm việc theo tín hiệu của người chỉ huy .
  • B. Trước khi vận hành thiết bị phải chú ý quan sát những người xung quanh
  • C. Cả hai ý trên đều đúng
  • D. Phải xác định vị trí nhẹ nhàng nhất và an toàn nhất trong công việc

Câu  21. Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì thời hạn điều tra vụ TNLĐ làm chết người được quy định như thế nào?

  • A. Không quá 15 ngày
  • B. Không quá 35 ngày
  • C. Không quá 30 ngày
  • D. Không quá 25 ngày

Câu 22. Phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật An toàn, vệ sinh lao động phải có nội dung nào?

  • A. Lực lượng tham gia xử lý sự cố tại chỗ và nhiệm vụ của từng thành viên tham gia; lực lượng hỗ trợ từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh lân cận;
  • B. Phương tiện kỹ thuật phải có theo quy định của pháp luật chuyên ngành; thiết bị đo lường cần thiết dùng trong quá trình xử lý sự cố (các thiết bị này phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định hiện hành của pháp luật về đo lường);
  • C. Cách thức, trình tự xử lý sự cố.
  • D. Cả 3 câu a, b và c đều đúng.

Câu 23. Trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông khi đang thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động hoặc khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc đi từ nơi làm việc về nơi ở thì Đoàn điều tra tai nạn lao động có thẩm quyền tiến hành xác minh, lập biên bản điều tra tai nạn lao động căn cứ vào một trong các văn bản, tài liệu nào sau đây?

  • A. Hồ sơ giải quyết tai nạn giao thông của cơ quan cảnh sát giao thông.
  • B. Văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an cấp xã nơi xảy ra tai nạn.
  • C. Văn bản xác nhận bị tai nạn của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 24. Theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động, Kế hoạch An toàn vệ sinh lao động phải có nội dung nào chủ yếu sau đây:

  • A. Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ.
  • B. Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động.
  • C. Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; Chăm sóc sức khỏe người lao động; Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
  • D. Cả 3 câu a, b và c đều đúng.

Câu 25. Theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các hình thức kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động gồm:

  • A. Kiểm tra tổng thể các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến quyền hạn của cấp kiểm tra;
  • B. Kiểm tra chuyên đề từng nội dung kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động
  • C. Kiểm tra sau đợt nghỉ sản xuất dài ngày; Kiểm tra trước hoặc sau mùa mưa, bão; Kiểm tra sau sự cố, sau sửa chữa lớn; Kiểm tra định kỳ để nhắc nhở hoặc chấm điểm để xét duyệt thi đua và các hình thức kiểm tra khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 26. Chọn phương pháp tốt nhất để đưa nạn nhân lên cáng trong tình huống nghi nạn nhân bị chấn thương cột sống.

  • A. Phương pháp xúc muỗng (xúc thìa)
  • B. Phương pháp xen kẽ
  • C. Phương pháp bắc cầu
  • D. Phương pháp lật nghiêng

Câu 27. Cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức "Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu" do đơn vị nào sau đây phát động?

  • A. Công đoàn Y tế Việt Nam
  • B. Công đoàn Giáo dục Việt Nam
  • C. Công đoàn Bộ Nội vụ
  • D. Công đoàn Viên chức Việt Nam

Câu 28. Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động Nhóm 2 (Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động ) theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ có những nội dung nào?

  • A. Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
  • B. Nội dung huấn luyện chuyên ngành.
  • C. Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động.
  • D. Tất cả nội dung trên

Câu 29. Sự cháy thông thường được hình thành nhờ 3 yếu tố nào sau đây :

  • A. Chất cháy – Oxy (O2) – Nguồn lửa hay nguồn nhiệt
  • B. Chất cháy – Ni tơ (N2) - Oxy (O2)
  • C. Chất cháy – Nguồn nhiệt – Xăng dầu
  • D. Chất cháy – Lửa – Hydro (H2)

Câu 30. Theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động, các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như thang máy, thang cuốn thường sử dụng tại các cao ốc, trung tâm thương mại thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của cơ quan nào?

  • A. Bộ Tư pháp.
  • B. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • C. Bộ Khoa học và Công nghệ.
  • D. Bộ Xây dựng.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết có liên quan tại mục Tài liệuHỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 12.026
0 Bình luận
Sắp xếp theo