Đáp án đề thi mẫu đánh giá năng lực Đại học quốc gia 2021

Đáp án đề minh họa đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh

Đề thi đánh giá năng lực 2021 của Đại học quốc gia là mẫu đề được nhiều bạn học sinh quan tâm để đánh giá năng lực của mình trước khi bước vào kỳ thi THPT quốc gia. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đáp án đề minh họa đánh giá năng lực 2021 của Đại học quốc gia TP HCM, mời các bạn cùng tham khảo.

Bảng đáp án trắc nghiệm đánh giá năng lực Đại học quốc gia 2021

1.D

2.A

3.B

4.A

5.B

6.C

7.C

8.B

9.C

10.D

11.B

12.A

13.B

14.C

15.A

16.B

17.D

18.D

19.D

20.C

21.B

22.B

23.A

24.B

25.C

26.B

27.C

28.D

29.B

30.C

31.D

32.B

33.B

34.D

35.C

36.C

37.B

38.A

39.D

40.B

41.C

42.B

43.D

44.B

45.C

46.C

47.D

48.C

49.D

50.D

51.B

52.D

53.C

54.C

55.A

56.C

57.B

58.C

59.D

60.A

61.B

62.D

63.C

64.D

65.A

66.D

67.B

68.D

69.B

70.A

71.C

72.A

73.A

74.B

75.B

76.D

77.D

78.C

79.B

80.A

81.B

82.A

83.B

84.C

85.A

86.C

87.D

88.B

89.B

90.B

91.A

92.B

93.B

94.D

95.A

96.A

97.D

98.A

99.B

100.B

101.D

102.B

103.A

104.C

105.C

106.A

107.A

108.B

109.C

110.C

111.B

112.D

113.B

114.D

115.B

116.B

117.D

118.B

119.D

120.B

Đáp án chi tiết mẫu đề thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia Tp HCM 2021

Câu 1: Chọn đáp án D

Giải thích: bởi vì “loại hình kịch hát dân gian” => chèo

Bổ sung kiến thức: ta có:

Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam. Chèo phát triển mạnh ở phía bắc Việt Nam với trọng tâm là vùng châu thổ sông Hồng cùng hai khu vực lan tỏa là trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Nếu sân khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là Kinh kịch của Bắc Kinh và sân khấu Nhật Bản là kịch nô thì đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là chèo.

Câu 2: Chọn đáp án A

Giải thích: xem SGK Ngữ Văn 10 tập 1

Câu 3: Chọn đáp án B

Giải thích: bởi vì “nguyệt” hay “mặt trăng” hay được dùng để so sánh với người phụ nữ đẹp khi xưa, “ghẹo nguyệt” sẽ có nghĩa là “Trêu chọc người con gái đẹp”.

Câu 4: Chọn đáp án A Giải thích: bởi vì

  • Sống hòa hợp với thiên nhiên:Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
  • Tránh xa vòng danh lợi, giữ cốt cách thanhcao

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn, người đến chỗ lao xao

  • Sống đạm bạc, giữ sự tự tại về mặt tâmhồn

Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao

Bổ sung kiến thức:

Nhàn là bài thơ Nôm số 73 trong tập Bạch vân quốc ngữ thi tập, được sáng tác khi Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về ở ẩn, nói về cuộc sống thanh nhàn nơi thôn dã và triết lí sống của ông.

Câu 5: Chọn đáp án B Giải thích:

  • “mây nước khóc” => nhânhoá
  • “Ngoài kia mây nước khóc gì nhau?” => câu hỏi tutừ

Bổ sung kiến thức:

  • Nhânhóa phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.
  • Câuhỏi tu từ câu hỏi được đặt ra nhưng không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời hoặc câu trả lời đã nằm ngay trong câu hỏi, nhằm nhấn mạnh nội dung người dùng muốn gửi gắm. Câu hỏi tu từ được đặt ra nhằm tập trung sự chú ý của người nghe, người đọc vào một mục đích cụ thể nào đó. Do đó, câu hỏi tu từ về hình thức là một câu hỏi nhưng thực chất đó là câu phủ định có cảm xúc hay câu khẳng định. Loại câu này thường được dùng nhiều trong các văn bản nghệ thuật, có tác dụng làm cho lời văn trở nên sinh động, đem lại cho người đọc những tưởng tượng lý thú.

Câu 6: Chọn đáp án C Giải thích:

“- Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? Đột nhiên tôi hỏi.

  • Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ănno…”

Trích Chiếc thuyền ngoài xa SGK Ngữ Văn 12 trang 76

Bổ sung kiến thức:

Chiếc thuyền ngoài xa là tên một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho đề tài đời thế sự của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975. Tạp chí Văn nghệ Quân đội cũng chọn và coi đây là tác phẩm hay nhất của nhà văn.

Câu 7: Chọn đáp án C Giải thích:

Ông lái đò là một người lao động, thông thạo nghề của mình đến mức như “cưỡi trên con sông Đà”, như một người nghệ sĩ đầy tài tình

Bổ sung kiến thức:

  • Ngườilái đò sông Đà áng văn nổi bật in trong tùy bút sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân.
  • Tácphẩm sự kết tinh từ chuyến đi của tác giả đi tới vùng cao Tây Bắc xa xôi để tìm chất vàng thử lửa của thiên nhiên Tây Bắc và đặc biệt hơn nữa là chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn của con người lao động đã chiến đấu trên miền sông núi Tây Bắc hùng vĩ và đầy chất thơ.

Câu 8: Chọn đáp án B Giải thích:

Từ đúng: “trong trẻo”

Bổ sung kiến thức:

  • “Trong trẻo”: Rất trong, không pha tạp. VD: Bầu trời trong trẻo. Tiếng hát trong trẻo
  • “Ráo riết”: Khắt khe, khẩn trương. VD: Chuẩn bị ráo riết, Luyện tập ráo riết
  • “Xơ xác”: Không có gì còn lành lặn, nguyên vẹn, trông thảm hại. VD: Nhà cửa xơ xác. Cây cối xơ xác sau trận bão.
  • “Xuất xứ”: Nguồn gốc của một văn bản hay một tài liệu được trích dẫn

Câu 9: Chọn đáp án C Giải thích:

Từ đúng: “chỉ trích”

Bổ sung kiến thức:

“Chỉ trích”: Vạch ra cái sai cái xấu để chê trách, phản đối.

Câu 10: Chọn đáp án D Giải thích:

  • “Yếu điểm”: Điểm trọngyếu

Bổ sung kiến thức:

  • “Điểm yếu”: điểm hạn chế, đồng nghĩa với nhượcđiểm
  • “thiết yếu”: Rất quan trọng và cần thiết, không thể thiếuđược

Câu 11: Chọn đáp án B Giải thích:

  • “Lác đác”: Thưa thớt, rảirác

Bổ sung kiến thức:

  • “San sát”: Rất nhiều và liền sát vàonhau
  • “Hiu hắt”: Yếu, nhẹ, gây cảm giác buồn vắng, cô đơn
  • “Thoang thoảng”: Hơi có mùi bay tới, hơi thoảng qua chútít

Câu 12: Chọn đáp án A Giải thích:

Chơi chữ đồng âm

Bổ sung kiến thức:

  • “Than”vừa mang nghĩa “Chất rắn, thường màu đen, để làm chất đốt, do gỗ hay xương cháy không hoàn toàn hay do cây cối chôn vùi dưới đất phân hủy dần qua nhiều thế kỷ”, vừa mang nghĩa là “kể lể nỗi buồn khổ bất hạnh của mình”
  • Tương tự, “bạc” vừa để chỉ một loại kim loại, vừa là “Yếu, mỏng manh, ít, Không giữ được tìnhnghĩa”

Câu 13: Chọn đáp án B

Giải thích: bởi vì không thoả mãn mô hình “TN, C + V”

Bổ sung kiến thức:

Trạng ngữ “Qua ba tháng rèn luyện”, vị ngữ “đã nâng cao thể lực của sinh viên”, cần thêm một chủ ngữ (ví dụ: “Giáo viên”) để thực hiện vị ngữ.

Mô hình: TN, C + V

Câu 14: Chọn đáp án C

Giải thích: bởi vì không tồn tại vị ngữ cụ thể, chỉ có 1 cụm C-V bổ nghĩa cho chủ ngữ chính “Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình” => cụm danh từ có chức năng chủ ngữ.

Câu 15: Chọn đáp án A Giải thích:

“Chinh phụ ngâm, Truyện Kiều và Hồ Xuân Hương” là những mục cùng chức thuộc vị ngữ, nhưng “Chinh phụ ngâm, Truyện Kiều” thuộc trường “Tác phẩm”, “Hồ Xuân Hương” thuộc tác giả.

Bổ sung kiến thức:

Bộ phận song song (BPSS): Những bộ phận đặt cạnh nhau, cùng giữ chức vụ ngữ pháp giống nhau trong câu (cùng CN, VN, TN, ĐN hoặc BN ) gọi BPSS. BPSS giúp cho việc diễn đạt ngắn gọn hơn. CN, VN, TN, ĐN, BN đều có thể đặt cạnh nhau làm BPSS. Các BPSS ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy hoặc bằng từ chỉ quan hệ: và, hoặc, hoặc là, hay, hay là,... Các bộ phận cùng chức cần cùng loại.

Câu 16: Chọn đáp án B

Giải thích: bởi vì Diễn tả một giai đoạn có thật trong lịch sử, không mang các yếu tố kì ảo, hoành tráng khác.

Bổ sung kiến thức:

Chủ nghĩa hiện thực là trào lưu nghệ thuật lấy hiện thực xã hội và những vấn đề có thực của con người làm đối tượng sáng tác. Chủ nghĩa hiện thực hướng tới cung cấp cho công chúng nghệ thuật những bức tranh chân thực, sống động, quen thuộc về cuộc sống, về môi trường hội xung quanh. Trong văn học, những tác phẩm có tính hiện thực và giá trị hiện thực tồn tại rất lâu trước khichủ nghĩa này xuất hiện. Thế nhưng chủ nghĩa hiện thực, với tư cách một trào lưu, một phương pháp, chỉ xuất hiện vào thế kỉ 19 các quốc gia Pháp, Ý, Anh, Nga, sau đó ảnh hưởng tới các nước khác. Từ "réalisme" xuất hiện lần đầu tiên ở Pháp vào năm 1826 trên tạp chí Mercure de France, do nhà phê bình Champfleury sử dụng.

Câu 17: Chọn đáp án D Giải thích:

“Nó nuốt lấy nuốt để. Miếng khoai trôi xuống cổ nó phình ra. Nó lại vội vàng ngoạm miếng nữa, nhai ngấu nghiến”, “Người ta xúm lại, tóm ngang lưng

nó. Nó không chạy. Nhưng nó vẫn nhai, vẫn nuốt. Rồi biết thế nguy, nó không nhai, trợn mắt lên để nuốt chửng. Rồi lại hấp tấp ngốn luôn miếng nữa”

=> đặt vào hoàn cảnh thời kì Pháp thuộc, nhân dân bị bóc lột nặng nề => đói kém

Bổ sung kiến thức:

Pháp thuộc là một giai đoạn trong lịch sử Việt Nam kéo dài 61 năm, bắt đầu từ 1884 khi Pháp ép triều đình Huế chấp nhận sự bảo hộ của Pháp cho đến 1945 khi Pháp mất quyền cai trị ở Đông Dương. Tuy nhiên, nhiều tài liệu khác cho rằng thời kỳ Pháp thuộc cần được tính từ năm 1867 (tức là kéo dài gần 80 năm), khi Nam Kỳ Lục tỉnh bị nhà Nguyễn cắt nhượng cho Pháp, trở thành lãnh thổ đầu tiên Pháp chiếm được trong quá trình Pháp xâm lược Đại Nam.

Thời này nhân dân chịu nhiều thứ thuế, bị bóc lột nặng nề, đói kém diễn ra khắp nơi, đỉnh điểm là nạn đói năm 1945.

Câu 18: Chọn đáp án D

Giải thích: bởi vì các câu này không có chủ ngữ vị ngữ.

Các câu trên là câu đặc biệt vì không thể xác định rõ chủ ngữ, vị ngữ, hay nói cách khác là không thể phục hồi chủ ngữ hoặc vị ngữ.

Mặt khác, nếu có thể phục hồi được chủ - vị thì các câu trên sẽ là câu rút gọn.

Bổ sung kiến thức:

Câu đặc biệt không cấu tạo theo mô hình chủ – vị và không khôi phục lại được thành phần câu. Câu rút gọn được cấu tạo theo mô hình chủ – vị, có thể khôi phục lại thành phần câu bị lược bỏ dựa vào ngữ cảnh.

Câu 19: Chọn đáp án D

Giải thích: bởi vì đặt trong hoàn cảnh thực tại trước cách mạng tháng Tám 1945, hoàn cảnh của đứa trẻ tuy là đáng trách nhưng phần đáng thương lại còn nhiều hơn. Cũng bởi vì cuộc sống quá khốn cùng nên buộc nó phải đi ăn cắp để duy trì tiếp cuộc sống.

Câu 20: Chọn đáp án C

Giải thích: câu C vô lí vì hoàn cảnh hiện tại là đói kém, bị bóc lột nặng nề, không thể có cuộc sống sung túc được.

Câu 21: Chọn đáp án B Giải thích: doubt + about Bổ sung kiến thức:

Doubt (about): not being certain about something, especially about how good or true it is

Câu 22: Chọn đáp án B

Giải thích: Trước khi nói lời chia tay, chúng ta sẽ có một bữa tiệc đầm ấm bên nhau, có thể là trong ba ngày nữa.

Bổ sung kiến thức:

Thì tương lai hoàn thành (Future perfect tense) dùng để diễn tả một hành động, sự việc sẽ hoàn thành tới một thời điểm cụ thể trong tương lai.

Cấu trúc: S + will + have + V3/ed

Câu 23: Chọn đáp án A

Giải thích: so sánh hơn với động từ 1 vần (good => better)

Bổ sung kiến thức: Để biểu thị mối tương quan giữa 2 sự vật, hiện tượng, chúng ta cách sử dụng cấu trúc as as hoặc than để so sánh.

Comparative: So sánh hơn, thường thấy với than hoặc as as hoặc more Superlative: So sánh nhất, thường thấy với est hoặc the most

Câu 24: Chọn đáp án B

Giải thích: “realistic articles”: các bài báo thực tế

“Realism” và “Reality” là danh từ, “Really” là trạng từ, không phù hợp đặt trước “articles” ở đây

Bổ sung kiến thức:

“Realism” (n): chủ nghĩa hiện thực “Reality” (n): thực tế

Câu 25: Chọn đáp án C

Giải thích: “sadness or disappointment” không đếm được => B/C. Về mặt sắt thái thì ta dùng “too much” khi muốn nhấn mạnh sự tiêu cực, kiểu như than phiền, chê trách. Vậy đáp án C hợp với sắc thái tiêu cực đó. Dịch “Quá nhiều sự đau buồn và thất vọng thì không tốt.”

Bổ sung kiến thức:

  • Many hoặc much thường đứng trước danh từ. Many đi với danh từ đếm được và muchđi với danh từ không đếm được
  • Agreat amount of: thường dùng với một đại lượng chỉ hàm lượng, dùng với danh từ không đếm được (Lưu ý là câu A thiếu “of”)
  • A lot of, a lot và lots of : dùng với một danh từ đếm được hoặc không đếm được,không dùng trong câu phủ định và câu hỏi, có nghĩa tương tự như much và many

Câu 26: Chọn đáp án B

Giải thích: dùng mạo từ “the” thay cho “a” ở đây vì đối tượng (Object) được nhắc đến được xác định cụ thể (căn phòng của gia đình này)

Bổ sung kiến thức:

Mạo từ những từ đứng trước danh từ, nhằm xác định danh từ đó không xác định hay đã được xác định trong câu.

Trong tiếng Anh có 2 loại mạo từ chính:

  • Mạo từ không xác định: a/an
  • Mạo từ xác định:the
  • Dùng “a” hoặc “an” trước một danh từ số ít đếm được. Chúng có nghĩa là một. Chúng được dùng trong câu có tính khái quát hoặc đề cập đến một chủ thể chưa được đề cập từ trước. (an nếu phía sau là từ bắt đầu bằng nguyên âm, a nếu là từ bắt đầu bằng phụâm)
  • Dùng “the“ trước một danh từ đã được xác định cụ thể về mặt tính chất, đặc điểm, vị trí hoặc đã được đề cập đến trước đó, hoặc những khái niệm phổ thông, ai cũng biết. Với danh từ không đếm được, dùng “the” nếu nói đến một vật cụ thể, không dùng “the” nếu nói Với danh từ đếm được số nhiều, khi chúng nghĩa đại diện chung cho một lớp các vật cùng loại thì cũng không dùng “the“.

..................................................

Chi tiết toàn bộ đáp án đề thi Đánh giá năng lực Đại học quốc gia TP HCM 2021, mời các bạn sử dụng file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 3.988
0 Bình luận
Sắp xếp theo