Đánh đập, hành hạ vật nuôi 2024 bị xử phạt thế nào?

Mức xử phạt hành vi đánh đập hành hạ vật nuôi 2024 như thế nào? Hiện nay, hành vi ngược đãi vật nuôi xảy ra phổ biến. Hành vi này gây ra sự phẫn nộ trong cộng đồng. Hiện nay đã có quy định xử phạt đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật nuôi. Vậy, mức xử phạt đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật nuôi như thế nào? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ giải đáp cho bạn.

Đánh đập hành hạ vật nuôi bị xử phạt như thế nào?

1. Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử phạt thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP thì hành vi đánh đập, hành hạ vật nuôi sẽ bị xử phạt như sau:

Điều 29. Vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với vật nuôi.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở giết mổ tập trung có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ;

b) Đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ;

c) Không có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cản trở, phá hoại, xâm phạm trái phép hoạt động chăn nuôi hợp pháp.

4. Hành vi đưa vật thể lạ, bơm nước cưỡng bức hoặc các chất khác vào cơ thể động vật trên cạn trước khi giết mổ bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm dưới 100 kg;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 100 kg đến dưới 500 kg;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 500 kg đến dưới 1.000 kg;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 1.000 kg trở lên.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi phá hoại hoạt động chăn nuôi được quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc xử lý nhiệt đối với động vật thuộc hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp tái phạm thì buộc tiêu hủy.

Như vậy, việc đánh đập hành hạ vật nuôi sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Hành vi đánh đập hành hạ vật nuôi trước khi giết mổ thì bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

2. Chó mèo có được coi là vật nuôi không?

Chó mèo có được coi là vật nuôi không?
Chó mèo có được coi là vật nuôi không?

Theo quy định tại Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 thì chó mèo là vật nuôi và được áp dụng quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chăn nuôi là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.

2. Hoạt động chăn nuôi là nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người.

3. Chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình.

5. Vật nuôi bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi.

6. Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi.

7. Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.

8. Động vật khác trong chăn nuôi là động vật ngoài gia súc, gia cầm và ngoài Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật rừng thông thường, động vật thủy sản, danh mục động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

9. Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.

10. Dòng là một nhóm vật nuôi trong giống, mang những đặc điểm chung của giống nhưng có đặc điểm riêng đã ổn định.

11. Dòng, giống vật nuôi mới là dòng, giống vật nuôi lần đầu được tạo ra trong nước hoặc lần đầu được nhập khẩu vào Việt Nam.

12. Giống vật nuôi quý, hiếm là giống vật nuôi có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.

13. Giống vật nuôi bản địa là giống vật nuôi được hình thành và tồn tại ở địa bàn nhất định trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Ngược đãi chó mèo có là hành vi vi phạm pháp luật không?

Căn cứ theo Điều 69 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi thì hành vi ngược đãi chó mèo là hành vi trái quy định pháp luật, vi phạm đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi.

Và mức phạt cho hành vi ngược đãi chó mèo sẽ căn cứ theo Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn.

Theo đó, người có hành vi ngược đãi chó mèo sẽ bị xử lý với mức phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng, mức phạt tiền này là đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt là gấp đôi.

Ngoài ra còn có thể có hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật và đình chỉ cơ sở làm việc kèm theo các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 5, 6 Điều 29 Nghị định 14/2021 đã được trích ở mục 1.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Hoatieu.vn. Mời bạn tham khảo một số bài viết hữu ích khác tại mục Hỏi đáp pháp luật như:

Đánh giá bài viết
4 102
0 Bình luận
Sắp xếp theo