Đăng ảnh trẻ em trên 7 tuổi lên mạng phải xin phép

Đăng ảnh trẻ em lên Facebook: Thế nào là phạm pháp? Không phải mọi hình ảnh đều vi phạm, trẻ đủ 7 tuổi đã tự quyết định được hình ảnh của mình và cần cân nhắc khi đăng ảnh người khác. Vậy những trường hợp nào sẽ coi là phạm pháp? Mời các bạn tham khảo.

1. Cơ sở pháp lý quy định

Theo Nghị định 56/2017 hướng dẫn Luật trẻ em, Từ 1/6/2017, bố mẹ Việt sẽ phải hầu tòa nếu đăng hình con lên Facebook.

Và gần đây bổ sung về quyền riêng tư rõ thêm là Nghị định 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, CNTT và giao dịch điện tử sẽ chính thức có hiệu lực từ 15/4/2020.

Điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định rất cụ thể về biện pháp xử lý đối với các hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội. Đây là quy định mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành nhằm thắt chặt việc quản lý đối với các hành vi vi phạm về thông tin trên không gian mạng.

Theo đó, người thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân trên mạng xã hội, đặc biệt là trẻ em kèm hình ảnh xuyên tạc sẽ bị xử lý với mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Đây cũng là mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

Bên cạnh đó, hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn, các thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc đều sẽ bị xử lý với mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Về lâu dài, các quy định này sẽ là giáo dục để bản thân mọi người và từ trẻ nhỏ hiểu được rằng tôn trọng quyền riêng tư của người khác, không chia sẻ thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng, không đưa tin giả trên mạng xã hội là lối sống văn minh.

2. Đăng hình trẻ em thế nào là phạm pháp

Theo Luật mới quy định, nếu đăng tải hình ảnh trẻ em trên mạng xã hội mà không được sự đồng ý của trẻ thì sẽ là phạm pháp.

Luật Trẻ em 2016 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/6/2017 được tâm bởi có nhiều quy định mới.

Trong đó, đặc biệt là các hành vi vi phạm quyền trẻ em bị nghiêm cấm mà đôi khi vì thiếu hiểu biết, nhiều bậc phụ huynh đã có hành vi trái pháp luật.

Liên quan đến trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, Luật quy định:

  • Cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức. Cha, mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng để trẻ em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng.
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em theo quy định của pháp luật.

Thực tế, hiện nay, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường xuyên đăng ảnh con mình lên mạng xã hội Facebook với nhiều mục đích khác nhau mà không cần hỏi hay để ý xem các con có đồng tình với việc làm này hay không.

Như vậy, theo Luật Trẻ em, có thể xem việc đăng ảnh con lên Facebook là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, theo ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, không phải tất cả mọi hành vi đưa hình ảnh con em mình lên các trang thông tin cá nhân, trang mạng xã hội đều là vi phạm pháp luật.

Ở đây muốn nhấn mạnh về quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ, về quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình, nếu như vi phạm thì sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Trong Luật lần này, đã có cơ chế để trẻ em có thể bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, gửi thông tin mà các em cho rằng bất lợi đối với các em.

  • Thứ nhất, các em có thể cung cấp các thông tin về các hành vi gây bất lợi cho mình, kể cả là của bố mẹ đến một tổ chức mà Luật quy định, đó là Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
  • Thứ hai là các em có thể gọi điện đến Tổng đài quốc gia về trẻ em 18001567. Đây là điện thoại tư vấn, hỗ trợ cho trẻ em do Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em thuộc Bộ Lao động Thương binh và xã hội đang vận hành.

Trên thế giới, có nhiều nước đã đưa vào Luật việc phụ huynh tự ý đăng ảnh con lên Facebook. Ở Pháp, cha mẹ có thể sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 35 nghìn bảng Anh, thậm chí là một năm tù giam, nếu đăng tải hình ảnh của con cái mình lên mạng xã hội mà không có sự đồng ý của chúng.

Bố mẹ lưu ý:

Những bức ảnh của con không nên đăng mạng xã hội

  • Ảnh khỏa thân hoặc hở hang, nhạy cảm: Con cũng có quyền riêng tư về hình ảnh của cơ thể mình.
  • Nơi con em đến trường: Nếu có đăng thì phải đảm bảo tên trường lớp và những đặc điểm về vị trí của trường bé không bị tiết lộ.
  • Bức ảnh với đầy đủ họ tên của bé: Khi đi học, trẻ thường mang những trang phục và ba lô ghi rõ tên tuổi của mình nên cha mẹ không nên chia sẻ hình ảnh mà người xem có thể nhìn thấy rõ tên và địa chỉ của con mình.
  • Ảnh con chụp cùng trẻ khác: Trước khi đăng tải và gắn tên bạn bè của con vào những bức ảnh tập thể như buổi liên hoan, dã ngoại, hãy tôn trọng quan điểm của các gia đình khác về việc chia sẻ hình ảnh của con họ trên các mạng xã hội.

Các hệ quả xấu đối với con trẻ khi cha mẹ đăng tải hình con trên mạng xã hội

  • Tạo cơ hội cho những kẻ bắt cóc: Không chỉ ảnh mà cha mẹ còn đưa quá nhiều chi tiết về bé, như đang đi đâu, làm gì, ăn gì, giờ giấc ra sao, học trường nào... Đây là những thông tin mà bọn chuyên bắt cóc trẻ dựa vào để dễ dàng hành động.
  • Bị kẻ xấu lợi dụng: Rất nhiều kẻ xấu thường xuyên săn lùng hình ảnh các em bé trên mạng để trục lợi cho mình.
  • Trẻ nhận bình luận xấu, chỉ trích.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ: Những hình ảnh xấu của trẻ hồi bé như khóc nhè, cắn móng chân,...có thể là lí do khiến bé bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt sau này.

3. Hành vi nào là phạm pháp khi đăng ảnh trẻ em lên Facebook

Nếu đăng tải hình ảnh của trẻ em lên mạng xã hội mà không xin phép, gây hậu quả nghiêm trọng thì người đăng tải có thể sẽ phải hầu tòa.

Đăng ảnh lên face thế nào là phạm phápKhông phải mọi trường hợp đăng ảnh trẻ em lên mạng đều vi phạm pháp luật (ảnh minh họa)

Không phải mọi hình ảnh đều vi phạm

"Người đăng ảnh trẻ em lên các trang mạng xã hội như Facebook mà không xin phép có thể sẽ phải hầu tòa" là thông tin đang nhiều người dùng Facebook tại Việt Nam quan tâm. Thông tin này xuất hiện khi Luật Trẻ em 2016 được Quốc hội khóa 13 thông qua và có hiệu lực từ ngày 1.6.2017.

Liên quan tới vấn đề này, luật sư Nguyễn Thạch Thảo - Đoàn luật sư TP.HCM cho biết: "Hiện nay đang có một số người nhầm lẫn việc đăng bất cứ hình ảnh nào của con trẻ cũng là vi phạm pháp luật. Hiểu như thế là chưa đúng tinh thần của luật mới".

"Dưới góc độ pháp lý thì tôi cho rằng, việc đăng tải các hình ảnh bị nghiêm cấm chỉ là những trường hợp đặc biệt. Chẳng hạn những hình ảnh mang tính chỉ trích, bôi nhọ, bêu rếu, xúc phạm có thể làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và nhân phẩm của trẻ, gây ảnh hưởng tới tương lai của trẻ về sau", luật sư Thảo nói.

Thực tế, ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) từng giải thích: Hành vi tự ý đăng tải ảnh con lên mạng xã hội sẽ là hành vi vi phạm pháp luật khi Luật Trẻ em 2016 có hiệu lực. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi đưa hình ảnh con em lên mạng xã hội đều là vi phạm pháp luật.

Theo ông Nam, hình ảnh trẻ em ở trạng thái không mặc quần áo hoặc những thông tin cá nhân của trẻ,... là những gì không nên xuất hiện trên mạng xã hội. Việc làm lộ thông tin trường, lớp, lịch học hay địa chỉ trang cá nhân,... của trẻ sẽ tạo điều kiện cho kẻ xấu bắt chuyện làm quen, từ đó có thể có hành vi lợi dụng, thậm chí xâm hại tình dục và bắt cóc trẻ.

Trẻ đủ 7 tuổi đã tự quyết định được hình ảnh của mình

Trong các hành vi bị cấm được nêu trong Điều 6 Luật Trẻ em 2016, có hành vi "công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em".

Về quy định "trẻ từ đủ 07 tuổi trở lên", luật sư Lư Quang Vinh - Đoàn luật sư TP.HCM cho biết, đó là quy định tương tự trong Luật Hôn nhân và Gia đình. Theo đó, trẻ từ đủ 7 tuổi trở lên được xem là đã có thể tự đưa ra quyết định, nguyện vọng của cá nhân trong các vụ việc có liên quan.

Luật sư Vinh cũng khẳng định lại rằng, Luật Trẻ em 2016 còn một năm nữa mới bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên, khi luật này có hiệu lực, hành vi đăng tải hình ảnh của trẻ em cũng chỉ được xem là vi phạm pháp luật khi gây ra hậu quả nào đó. Và hình phạt đối với người có hành vi vi phạm được quy định tại Điều 288 Bộ luật hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 1.7.2016).

"Vừa qua có trường hợp cô giáo mầm non đăng ảnh các bé cầm bảng "Chú có yêu cô giáo cháu không", theo tôi hình ảnh này không ảnh hưởng gì cả. Rõ ràng cô giáo này không có ý đồ gì xấu, vụ việc chỉ mang tính hài hước, không gây ảnh hưởng tới tâm lý, sự phát triển bình thường của trẻ. Tuy nhiên, nếu gia đình không thích thì chỉ cần yêu cầu cô giáo gỡ hình. Có chăng là các "anh hùng bàn phím" thể hiện cảm xúc quá đà theo xu hướng đám đông nên đã đẩy vụ việc lên cao trào", luật sự Vinh nêu ví dụ.

Cân nhắc khi đăng ảnh người khác

Về sự quan trọng của Luật Trẻ em 2016, luật sư Nguyễn Thạch Thảo đánh giá: "Rõ ràng trong thời buổi công nghệ thông tin đang bùng nổ như hiện nay thì việc ban hành các quy định pháp luật để nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế các trường hợp lạm dụng, sử dụng hình ảnh của trẻ em một cách tùy tiện, một cách tiêu cực là rất cần thiết".

Luật sư Thảo cho rằng, môi trường mạng xã hội là môi trường rất khó kiểm soát thông tin. Ở đó người tham gia mạng xã hội sẽ tự quyết định các thông tin do mình đăng tải, chia sẻ. Do vậy, bất cứ vấn đề gì hay bất cứ hình ảnh nào mà chúng ta muốn đăng tải, nhất là liên quan một người khác thì phải có sự cân nhắc những mặt tích cực, tiêu cực.

Cũng theo luật sư Thảo, không riêng gì trẻ em mà ngay cả người lớn cũng cần được pháp luật bảo vệ về mặt hình ảnh. "Hiện nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp nhiều cửa hàng kinh doanh áo cưới hay sử dụng hình ảnh của các cô dâu chú rể trong ngày cưới để quảng cáo cho cửa hàng của mình. Về nguyên tắc, việc sử dụng hình ảnh đó phải được sự đồng ý của chủ nhân", luật sư Thảo nói.

4. Đăng ảnh trẻ em trên 7 tuổi lên mạng phải xin phép

Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng khi đưa thông tin bí mật đời tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên. Đồng thời, có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ.

Đây là nội dung được quy định tại Nghị định 56/2017, quy định về trách nhiệm của từng chủ thể trong việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/7/2017.

Theo Nghị định, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ trên môi trường mạng; ngăn chặn thông tin gây hại cho trẻ.

Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải có biện pháp sử dụng dịch vụ bảo vệ người dùng là trẻ em. Đồng thời, có cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại, giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích của trẻ.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử (game) phải có công cụ kiểm soát thời gian, bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện.

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ.

Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm có quyền yêu cầu các đơn vị dịch vụ mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ để bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em...

Một số thông tin tham khảo thêm ở mục Phổ biến pháp luật:

Đánh giá bài viết
1 2.521
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo