Cúng ông Công ông Táo ở cơ quan gồm những gì?

Ngày 23 tháng chạp âm lịch, mọi gia đình đều làm lễ cúng Táo Quân. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn không biết có nên cúng ở cả cơ quan không? Cúng ông Công ông Táo ở cơ quan gồm những gì? Chúng ta đi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Có nên cúng ông Công ông Táo ở cơ quan không?

Về vấn đề này có hai quan điểm. Có người cho rằng, nên cúng Táo Quân ở cơ quan với quan niệm có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Lại có người cho rằng, Táo Quân là Thần Bếp, do đó chỉ nên cúng ở nhà, còn ở cơ quan là nơi làm việc, làm gì có bếp núc nên không cần cúng. Vậy nên hiểu thế nào cho đúng?

Theo chúng tôi, việc cúng ở đâu trước hết xuất phát từ cái tâm của mỗi người, không ai bắt buộc ai. Theo phong tục truyền thống, việc cúng Táo Quân ở nhà riêng chắc hẳn mọi người đều làm. Riêng việc cúng ở cơ quan, theo chúng tôi nếu có điều kiện, cả về thời gian, không gian thì cúng Táo Quân ở cơ quan cũng tốt, còn không cúng cũng không sao.

Thực chất của lễ cúng Táo Quân, hay còn gọi là cúng Ông Công, Ông Táo, là cúng chung ba vị thần cai quản trong nhà là Thần Bếp, Thần Nhà và Thần Đất, chứ không phải chỉ cúng riêng vị Thần trông coi bếp núc. Mà ở cơ quan, cho dù không có bếp nấu ăn thì bất cứ trụ sở nào cũng đều có phòng, có nhà làm việc được làm trên đất, vì vậy theo quan niệm dân gian thì đều có Thần Nhà và Thần Đất. Người xưa đã từng có câu “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” đó sao.

Do đó, nếu làm lễ cúng Táo Quân ở cơ quan cũng không có gì là không hợp. Đó là chưa kể, có không ít cơ quan tổ chức bếp ăn chung tại trụ sở để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tiết giảm chi phí cho nhân viên… thì việc làm lễ cũng là điều phải lẽ.

2. Cúng ông Công ông Táo ở cơ quan gồm những gì?

Có người cho rằng Táo quân là thần bếp núc vậy nên chỉ nên cúng ở nhà, cơ quan là nơi làm việc của mọi người và không nên cúng vì không có bếp. Nhưng lại có ý kiến cho rằng có thờ có thiêng có kiêng có lành. Vậy có nên cúng ông Công ông Táo ở cơ quan không?

Theo tác giả thì nếu có điều kiện, thời gian, không gian cho phép thì cúng Táo Quân ở cơ quan cũng tốt, còn không cúng cũng không sao. Vì việc thờ cúng này phải xuất phát từ cái tâm của mỗi người thì mới mang lại tâm lý thoải mái, mang lại tinh thần tốt cho người thực hiện.

Và việc cúng ông Công ông Táo ở văn phòng không quá cầu kỳ, phức tạp như ở nhà. Vì vậy bạn chỉ cần chuẩn bị những lễ vật cơ bản sau:

  • Vàng mã

Bộ vàng mã Táo Quân là vật không thể thiếu khi bạn muốn làm lễ. Bộ vàng mã gồm 3 bộ quần áo, mũ, giày. Hoặc để thuận tiện hơn bạn nên chọn bộ lễ tối giản với 1 bộ quần áo, mũ, giầy tượng trưng là được.

Ngoài ra nên sắm thêm vài thỏi vàng giấy, cá chép giấy để tiện cho việc hóa vàng.

  • Mâm cỗ cúng

Mâm cơm cúng nên được tối giản, không cần câu nệ hình thức, chỉ cần những món đơn giản như sau:

  • Con gà luộc hoặc khoanh giò
  • Bánh chưng hoặc xôi
  • Một đĩa hoa quả
  • Lọ hoa tươi
  • Rượu và nước

Cúng ông Công ông Táo ở cơ quan gồm những gì?

3. Văn khấn cúng ông Công ông Táo ở cơ quan

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương! Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là:… Ngụ tại:…

Hôm nay ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hương thụ lễ vật. Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

4. Lưu ý khi cúng ông Công ông Táo ở cơ quan

Khi thực hiện lễ cúng ông Táo tại cơ quan thì bạn cần chú ý những vấn đề sau đây để buổi lễ được hoàn thành tốt và thể hiện được lòng thành tâm của người lãnh đạo thực hiện buổi lễ:

  • Nếu cơ quan có ban thờ thì bày lễ trên ban thờ để cúng. Nếu không có thì chỉ cần bày trên mâm hoặc trên khay và đặt lên chiếc bàn trang trọng trong phòng đã dọn sạch sẽ rồi làm lễ là được.
  • Nên thực hiện vào đầu giờ sáng ngày 23 tháng Chạp hoặc có thể xem ngày tốt trước ngày 23 để làm lễ.
  • Nên hóa vàng tại nơi được quy định hoặc nếu không có thì nên hoá tại nơi đất trồng sạch sẽ hoặc trên sân thượng. Sau đó dọn sạch tro để không làm bẩn đến môi trường, các phòng làm việc xung quanh
  • Không nên hóa vàng tại phòng làm việc hoặc nhà vệ sinh vì nó có thể gây hỏa hoạn.
  • Khi chưa tắt hết lửa không nên dùng nước dội thẳng lên tro tàn. Nó có thể điềm báo điều xấu và làm cho tiền vàng chưa cháy hết đã bị dập.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.023
0 Bình luận
Sắp xếp theo